Tâm lý
   Cha mẹ tại Pháp sẽ không được quyền đánh phạt con
 

Việc cha mẹ đánh phạt con có thể không gây nên những đau đớn đáng kể về thể chất, nhưng về cơ bản, trong đời sống văn hóa và phương pháp giáo dục tiên tiến hiện nay, đây là biện pháp kỷ luật bị phản đối.

Quốc hội Pháp mới đây đã bỏ phiếu thăm dò ý kiến xung quanh dự luật cấm các bậc phụ huynh đánh phạt con. Qua cuộc bỏ phiếu, kết quả cho thấy đa số cử tri Quốc hội Pháp đã thể hiện sự đồng tình ủng hộ đối với dự luật đề xuất này.

Việc cha mẹ đánh phạt con có thể không gây nên những đau đớn đáng kể về thể chất, nhưng về cơ bản, trong đời sống văn hóa và phương pháp giáo dục tiên tiến hiện nay, đây là biện pháp kỷ luật bị phản đối. Lệnh cấm đánh phạt trẻ nhỏ đã được nhiều quốc gia thông qua và là một cơ sở pháp lý để bảo vệ cho sự an toàn cao nhất của trẻ.

Mặc dù vậy, theo khảo sát tại Pháp, vẫn còn nhiều vị phụ huynh ở quốc gia này (khoảng 85%) vẫn có lúc đánh phạt con mình. Những hình phạt tác động về thể chất không được khuyến khích trong giáo dục trẻ hiện nay.

Lệnh cấm dạng này sẽ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, để các vị phụ huynh hiểu rằng họ nên giáo dục con mình một cách đầy tôn trọng, thay vì sử dụng yếu tố bạo lực, ngôn từ xúc phạm, gây tác động tiêu cực tới tâm lý của trẻ.

Theo một số tổ chức xã hội vì quyền trẻ em tại Pháp, việc không sử dụng bạo lực trong học đường đã được rất nhiều quốc gia tiến hành, nhưng việc không sử dụng bạo lực trong giáo dục trẻ tại gia đình vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Ông Gilles Lazimi, một bác sĩ nhi khoa có uy tín lớn tại Pháp đã bày tỏ sự ủng hộ đối với dự luật này của Quốc hội Pháp: “Xã hội không nên cảm thông cho hành vi đánh phạt trong giáo dục trẻ nhỏ, khi loại bỏ được bạo lực trong những bước giáo dục đầu đời dành cho trẻ, thì xã hội sẽ tránh được rất nhiều hành vi bạo lực về sau này”.

Ngoài ra, ông Lazimi - bác sĩ nhi khoa đã có hơn 30 năm làm nghề - cũng chia sẻ rằng sự xúc phạm bằng ngôn từ cũng gây tác động tiêu cực giống như những hình phạt về thể chất: “Nếu một bậc phụ huynh luôn nói với con mình rằng: Con chẳng làm nổi việc gì cả.

“Vậy thì đứa trẻ tội nghiệp đó sẽ phải chịu một hệ lụy tâm lý rất đáng sợ. Đó là một dạng tác động tâm lý có thể gây ảnh hưởng thực sự đối với sự tự tin của trẻ, sẽ tác động tới cả tương lai của trẻ khi trở thành người lớn về sau”.

Bác sĩ Lazimi cho rằng nhiều cha mẹ không ý thức được hết mức độ nguy hại của việc phạt trẻ bằng hành vi đánh phạt.

Một nghiên cứu hồi năm 2018 công bố bởi tạp chí y khoa The BMJ (Anh) đã cho thấy rằng khi một đứa trẻ luôn phải chịu hình phạt - đánh phạt, đứa trẻ đó sẽ có những phản ứng hung hăng, quá khích về mặt cảm xúc và cách hành xử đối với những bạn bè khác.

Ngoài ra, những quốc gia cấm đánh phạt trong cả nhà trường và gia đình sẽ chứng kiến ít những cuộc ẩu đả trên đường phố hơn so với những nước không thực hiện lệnh cấm này.

Việc xin ý kiến Quốc hội ở Pháp hiện nay mới chỉ mang tính chất thăm dò, nếu dự luật đề xuất này được thực sự triển khai, Pháp sẽ trở thành quốc gia thứ 55 cấm mọi hành vi đánh phạt trong giáo dục trẻ cả ở nhà trường và gia đình - một động thái đã được khởi đầu bởi Thụy Điển hồi năm 1979.

Theo France 24/AFP

Nguồn: https://dantri.com.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con không là búp bê sống! (29/11)
 Giấc mơ... 'thần đồng' (28/11)
 Lỗi giáo dục giới tính hầu hết phụ huynh mắc phải (26/11)
 Lời khuyên giúp trẻ 18-24 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ (26/11)
 Nói chuyện với con: Chuyện tưởng dễ nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách (17/11)
 Giáo dục trẻ chưa ngoan: Lạt mềm buộc chặt (17/11)
 Câu đơn giản phụ huynh nên hỏi con trong bữa tối (17/11)
 Trẻ tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai đạt hiệu quả cao nhất ở độ tuổi nào? (15/11)
 Gần gũi để trẻ mạnh mẽ (14/11)
 Những cách khiến trẻ tự tin từ khi mới chập chững biết đi (12/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i