Sức khỏe và Phát triển
   Bác sĩ Nhi nói về việc hạ sốt cho trẻ: Chườm khăn ở trán chẳng có tác dụng gì, miếng dán hạ sốt "quốc dân" chỉ có giá trị... giải trí
 


Hễ thấy trẻ sốt, hầu như bố mẹ nào cũng nghĩ đến việc mua miếng dán hạ sốt hoặc dùng khăn chườm đắp cho con. Trên thực tế miếng dán hạ sốt có tác dụng không?

 

Sốt có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh. Khi trẻ bị sốt, việc trước tiên cha mẹ nghĩ tới sau khi đo nhiệt độ là mua miếng dán hạ sốt dán lên trán hoặc chườm cho trẻ. Liệu việc này có tác dụng giống như mọi người vẫn nghĩ? Bác sĩ Phí Văn Công, khoa Hồi sức cấp cứu Nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã lý giải cụ thể về triệu chứng sốt cũng như các cách hạ sốt mà cha mẹ vẫn hay áp dụng trên.

Miếng dán hạ sốt chỉ để "giải trí"

Chia sẻ về triệu chứng sốt ở trẻ nhỏ, bác sĩ Phí Văn Công kể: "Mình ngồi phòng khám, thi thoảng lại thấy một cháu bé dán miếng dán to bằng cái trán, hỏi đùa, miếng gì to thế, mẹ cháu cười cười chê bác sĩ dốt thế, miếng dán quốc dân mà chả biết".

 


"Ở trán toàn mạch máu bé, dán vào thì mát được tí cái trán" (Ảnh minh họa).

 

Bác sĩ Công lý giải, cơ chế hạ sốt của miếng dán "quốc dân" này y hệt chườm mát, nó là cơ chế truyền nhiệt, từ chỗ nhiệt độ cao sang chỗ nhiệt độ thấp hơn. Thế nên, vị trí dán miếng này cũng phải giống mấy cái khăn xô dùng khi chườm, đó là nách, bẹn và 2 bên cổ. Đó là những vị trí có mạch máu lớn, sát da nên nhanh truyền nhiệt.

"Ở trán toàn mạch máu bé, dán vào thì mát được tí cái trán, còn người thì vẫn nóng ầm ầm. Tôi bảo hạ được sốt là vì bố mẹ đo nhiệt độ ở trán - là cái chỗ được dán miếng "lạnh" vào, hoặc đến lúc cơ thể tự điều chỉnh bằng các hình thức thải nhiệt khác nên tự giảm sốt. Hạ sốt không phải do miếng dán ấy đâu".

Theo bác sĩ Phí Văn Công, miếng dán hạ sốt chỉ có tính... giải trí vì "lũ trẻ được dán cái này lên thấy cũng cười khành khạch".

Vì sao chườm mãi trẻ không hạ sốt?

Bác sĩ Công cũng lý giải thêm về việc nhiều trẻ khi bị sốt được bố mẹ dùng khăn chườm mà mãi không hạ: "Hôm rồi đi khám, bắt gặp một đứa trẻ bé tin hin nằm giữa giường, có chậu nước to gấp đôi người cháu bên cạnh và mấy chục miếng khăn, hai bà của bé đang hì hục lau người cho cháu. Đứa trẻ thấy bác sĩ đến thì cười khành khạch. Tôi hỏi đùa 'Bà đang tắm cho cháu à?'. Hai bà nhìn nhau, rồi nhìn tôi 'Ối bác sĩ ơi, ơn giời bác sĩ đến rồi! Cháu nó sốt cao quá, từ sáng đến giờ tôi chườm mà không đỡ gì. Chưa bao giờ nó sốt cao thế này'. Tôi hỏi cháu sốt bao nhiêu độ vậy bà? Bà nói tôi không đo, sờ người nó nóng ran lên, tôi sợ quá. Tôi thò tay vào chậu nước, nóng bỏng tay, bèn cười khi thấy hai bà nhiệt tình quá. Tôi nói 'Chườm thế này cháu nó sốt cao lên đấy bà ạ', 2 bà nhìn nhau ngơ ngác".

 


Trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân luôn khiến bố mẹ lo lắng (Ảnh minh họa).


Từ câu chuyện trẻ bị sốt trên, bác sĩ Công cho biết, cơ thể con người có 4 cơ chế thải nhiệt chính. Trong đó có cơ chế gọi là truyền nhiệt trực tiếp. Việc chườm là dựa nhiều vào kiểu thải nhiệt này. Nếu mọi người hì hục chườm mà chườm không đúng dẫn đến không hạ sốt được lại mệt người.

Theo bác sĩ Công khi chườm là lấy khăn có nước, đắp lên vị trí có mạch máu lớn đi qua, để dòng máu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn. Vị trí mạch máu lớn là 2 nách, 2 bên cổ, 2 bẹn. Chườm là chườm ở đấy, chứ không phải là đắp khăn lên trán.

Nước chườm hạ sốt hay lau người cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 đến 2 độ

 

Theo bác sĩ Công, khi trẻ bị sốt, mọi người cứ khuyên chườm đi, chườm đi, mà không ai bảo chườm nước thế nào. Vậy khi trẻ bị sốt, dùng nước nóng, nước ấm, hay nước lạnh để chườm cho trẻ? Theo bác sĩ Công, chườm hạ sốt dựa trên cơ chế: nhiệt độ cơ thể cao hơn thì truyền nhiệt sang cái khăn chườm có nhiệt độ thấp hơn rồi dần dần cái khăn đó nóng lên, mình lại thay khăn khác. Cái này là cơ chế thải nhiệt trực tiếp. Do đó nước chườm phải mát mát chứ không được lạnh cũng như nóng. Tuy nhiên, nước chườm mà lạnh quá thì mạch co lại, tác dụng thải nhiệt lại kém đi. Tương tự, dùng khăn lau người cho trẻ thì nước để nhúng khăn cũng phải mát mát tí để nhiệt độ cơ thể có chỗ thải sang rồi bay đi.

Quan trọng nhất khi chườm hạ sốt hay dùng nước lau người là cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 đến 2 độ. Nếu chườm nước nóng trẻ sẽ không hạ sốt được.

 

Nguồn Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ báo hiệu bệnh gì? (13/11)
 Mớm cơm cho cháu ăn, bà vô tình khiến cháu bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày (13/11)
 Virus sởi có thể xóa sạch bộ nhớ hệ miễn dịch của trẻ, dù bận đến mấy cha mẹ cũng phải đưa con đi tiêm khi được 9 tháng tuổi (5/11)
 Bé trai suýt mù do biến chứng viêm xoang (5/11)
 Chảy máu chân răng do thiếu chất? (29/10)
 Chăm sóc răng miệng cho trẻ (29/10)
 Nguy cơ trẻ “chấn thương” do mỹ phẩm (29/10)
 Khi trẻ sốt nên chườm ấm hay lạnh? (29/10)
 Phát hiện và chữa sớm bệnh lý tai mũi họng giúp con học tốt hơn (19/10)
 Sốt siêu vi ở trẻ em: Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra (15/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i