Sức khoẻ
   Tránh nhầm lẫn bệnh cúm mùa và COVID-19 ở trẻ em nhờ những điểm khác nhau này
 

Cho tới thời điểm hiện tại, ngày 4/3/2020, chủng mới của coronavirus, hay còn gọi là COVID-19, đang lan rộng ra khắp toàn cầu, tổng cộng 69 quốc gia và vùng lãnh thổ đang chịu ảnh hưởng bởi chủng virus mới. Bên cạnh đó có gần 90.000 người nhiễm, số tử vong trên 3.000 người, chiếm tỉ lệ gần 2%. Nếu so sánh những con số này với cúm mùa hàng năm, chỉ tại Hoa Kỳ, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC, ước tính có khoảng 26 triệu trường hợp người nhiễm, 250.000 người phải nhập viện và 14.000 ca tử vong.

Thế nhưng, điểm khác biệt đầu tiên mà ba mẹ cần ghi nhận ở đây là đã có rất nhiều nghiên cứu về cúm mùa trong cả thập kỷ qua, đã có thuốc điều trị và vaccine phòng ngừa. Trong khi đó, có rất ít nghiên cứu về COVID-19 vì chỉ mới xuất hiện. Có nghĩa là đối với chúng ta, COVID-19 vẫn là một ẩn số, có khả năng lây lan rất nhanh và không thể dự đoán được số ca tử vong trên toàn thế giới.

 

Triệu chứng và biểu hiện của cúm mùa và COVID-19

Cả virus cúm mùa (bao gồm influenza A và influenza B) và COVID-19 đều có khả năng lan rộng, gây ra những biểu hiện ở đường hô hấp.

Theo CDC, các triệu chứng điển hình của cúm mùa ở trẻ em bao gồm sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ, đau đầu, chảy nước mũi, ngạt mũi, mệt mỏi và, đôi khi nôn ói và tiêu chảy. Hầu hết những bé khi nhiễm cúm đều sẽ hồi phục trong 2 tuần. Với một số bé bị suy giảm miễn dịch sẽ có các biến chứng, chẳng hạn như viêm phổi.

Với COVID-19, các bác sĩ vẫn đang cố gắng hiểu một cách chi tiết, dựng nên bức tranh toàn cảnh về căn bệnh này. Trong một nghiên cứu khoảng 100 người bị nhiễm virus (cả người lớn và trẻ em), được đăng trên tạp chí The Lancet gần đây, triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là sốt, ho và khó thở. Chỉ có khoảng 5% bệnh nhân bị đau họng và chảy nước mũi, và chỉ có 1-2% là có tiêu chảy, nôn ói.


Khác biệt về tỉ lệ tử vong

Trong dịch cúm mùa năm nay, chỉ có khoảng 0.05% trường hợp mắc cúm tử vong tại Hoa Kỳ, theo số liệu từ CDC. Tỉ lệ tử vong của COVID-19 rơi vào khoảng 2% tính tới thời điểm hiện tại, như vậy ba mẹ có thể thấy tỉ lệ tử vong của COVID-19 cao hơn khá nhiều so với bệnh cúm mùa.

Tuy nhiên, nhóm người mắc chiếm tỉ lệ tử vong cao đa số là người lớn tuổi và mắc các bệnh mạn tính.

Mức độ lan truyền của virus

Trong khoa học dịch tễ, các nhà khoa học sử dụng R0, gọi là "số lượng sinh sản cơ bản của một bệnh", hoặc "hệ số lây". Cho biết số người trung bình nhiễm virus từ một người bị nhiễm. R0 của bệnh cúm mùa rơi vào khoảng 1.3, theo số liệu từ CDC.

Các nhà nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang tích cực làm việc để tính toán ra con số R0 cho COVID-19. Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Y khoa "the New England", cho biết tính toán số R0 của chủng mới coronavirus là khoảng 2.2, có nghĩa là một người bị nhiễm có khả năng lây trung bình cho 2.2 người.

Điều quan trọng mà ba mẹ cần biết là R0 không phải là một con số cố định. Tính toán có thể thay đổi rất nhiều dựa vào địa điểm, các yếu tố tiếp xúc giữa người với người (chẳng hạn như ở một số quốc gia có tục chào nhau bằng nụ hôn thì khả năng lây lan sẽ nhiều hơn đáng kể).

Cách phòng ngừa giữa hai căn bệnh này có gì khác nhau?

Nếu như cúm mùa cho tới thời điểm hiện tại đã có vaccine ngừa bệnh, thì vaccine cho COVID-19 vẫn chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm và chưa sẵn sàng được sử dụng trên người.

Tuy vậy, CDC khuyến cáo mọi người dân (bao gồm cả các bé nữa nhé) cần ngăn ngừa sự lan rộng của virus đường hô hấp, bao gồm cả coronavirus và virus cúm mùa bằng cách: ba mẹ cần rửa tay cho mình và cho em bé thường xuyên với xà phòng và nước trong mỗi ít nhất 20 giây; hướng dẫn bé tránh đụng chạm vào mắt, mũi và miệng mà chưa rửa tay; giữ bé tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh; tuyệt đối cho bé ở nhà nếu đang bị bệnh; dọn dẹp và lau sạch những vùng bề mặt, vật dụng xung quanh nhà.

Tỉ lệ nhiễm của COVID-19 khá cao ở thời điểm hiện tại, số người tử vong tập trung vào nhóm người lớn tuổi và nhiễm bệnh mạn tính. Tuy nhiên, COVID-19 hoàn toàn vẫn có thể lây cho trẻ em và trẻ sơ sinh, chính vì vậy ba mẹ cần tuyệt đối bảo vệ con bằng phương pháp vệ sinh phù hợp, không chủ quan nhưng cũng đừng lo lắng và hoang mang quá mức nhé!

Nguồn beyeu.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cập nhật các mũi tiêm vắc -xin giúp bạn phòng ngừa bệnh (3/3)
 Những lời khuyên hữu ích để giúp trẻ nhỏ phòng dịch Covid-19 (28/2)
 Giúp trẻ bảo vệ và tăng cường miễn dịch trong “cuộc chiến Covid -19” (24/2)
 Giới hạn sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ dưới 5 tuổi (13/2)
 Trẻ đi học "mùa corona": Đeo hay không đeo khẩu trang suốt buổi? (13/2)
 Mẹ cần dạy con những gì để an toàn cho con đến trường sau mùa dịch (11/2)
 Hàng loạt trẻ nhỏ được nghỉ học, đây là những lưu ý để phòng virus corona tại nhà mà phụ huynh cần nhớ (6/2)
 Lợi thế sức khỏe khi trẻ sinh vào mùa xuân (30/1)
 Ai dễ bị béo phì? (21/1)
 Những tai nạn ở trẻ nhỏ trong những ngày cận Tết phụ huynh cần lưu ý (17/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i