Dinh dưỡng
   Dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng bé ra sao?
 

 

Thói quen ăn uống kém dinh dưỡng bao gồm ăn quá nhiều hoặc quá ít, không có đủ các loại thực phẩm lành mạnh mà bé cần mỗi ngày hoặc tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm và đồ uống mà ít chất xơ hoặc nhiều chất béo, muối hoặc đường.

 

Những thói quen ăn uống không lành mạnh này có thể ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng mà bé nạp vào bao gồm năng lượng, đạm, tinh bột, axit béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ và chất lỏng.

 

Ảnh hưởng thể chất khi bé ăn uông kém dinh dưỡng

 

Trẻ em ăn thiếu chất có nhiều khả năng sau này mắc phải các vấn đề sức khỏe lâu dài và các biến chứng bao gồm:

 

·         Bệnh loãng xương.

 

·         Các bệnh về tim mạch. Việc ăn uống các thực phẩm giàu chất béo, đường và muối có thể làm tăng nguy cơ bé bị cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch khi trưởng thành.

 

·         Một số vấn đề về hô hấp chẳng hạn như bệnh hen suyễn ở trẻ em thừa cân.

 

·         Béo phì:

 


Dinh dưỡng kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh béo phì ở trẻ em. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe trong suốt cuộc đời bé.

 

- Các nghiên cứu cho thấy trẻ em trong các gia đình bị thiếu cơ hội tiếp xúc với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có nhiều khả năng bị béo phì trong thời thơ ấu hơn so với trẻ khác. Đây là hậu quả của lượng calo quá nhiều và ăn quá nhiều các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo, đường và muối cao. Điều này đặc biệt đúng với những trẻ em thường xuyên ăn thức ăn nhanh. Một khi những thói quen này được hình thành, trẻ em có xu hướng duy trì chúng.

 

- Béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, ung thư và một loạt các vấn đề sức khỏe khác.

 

- Béo phì cũng có thể dẫn đến sự tự nhận thức về bản thân tiêu cực, rối loạn ăn uống, giảm chất lượng cuộc sống và các vấn đề tâm lý xã hội mãn tính vô cùng khó khăn để chữa trị.

 

Dinh dưỡng kém và béo phì có khả năng dẫn đến các bệnh mãn tính. Một trong những bệnh này là bệnh tiểu đường loại 2. Bạn có thể giúp bé ngăn ngừa được bằng việc thay đổi để bé có được lối sống lành mạnh. Bệnh tiểu đường loại 2 không được kiểm soát và là kết quả của dinh dưỡng kém từ thuở nhỏ có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, cụt chân tay và mù suốt cuộc đời. Từ đó mà sẽ tạo nên gánh nặng tài chính cực đoan cho bạn và gia đình.

 

Dinh dưỡng kém trong thời thơ ấu cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của bé. Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các bệnh cao huyết áp, đột quỵ, ung thư và bệnh tim.

 

Hơn nữa bạn cần biết rằng những thói quen ăn uống đã quá quen thuộc với bé gây nên các chứng bệnh này rất khó để có thể thay đổi.

 

Các biến chứng của bệnh thừa cân bao gồm các vấn đề về gan, các vấn đề về phát triển hông hoặc phát triển xương ở chân, sỏi mật, dậy thì sớm và hội chứng buồng trứng đa nang.

 

Ảnh hưởng về tâm lý, tinh thần khi bé bị kém dinh dưỡng

 


Theo các chuyên gia, trẻ em không có chế độ dinh dưỡng thích hợp rất nhiều khả năng sẽ bị rối loạn tâm lý, như lo lắng hay bị khuyết tật trong việc tiếp thu. Những trẻ em này cũng có nhiều khả năng cần được tư vấn sức khỏe tâm lý. Dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng trẻ phát triển bình thường và thích nghi với các tình huống nhất định.

 

Một nghiên cứu trong năm 2008 đã ghi nhận mối liên hệ giữa các rối loạn do thiếu sắt và tình trạng hiếu động thái quá ở trẻ em. Thiếu i-ốt cũng sẽ gây nên kém phát triển ở trẻ. Một số thói quen mà trẻ em hay mắc phải, chẳng hạn như bỏ bữa hoặc ăn đồ ngọt quá mức cũng có liên quan đến trầm cảm.

 

Ngoài ra, những vấn đề về tâm lí và cảm xúc ở trẻ em thường nghiêm trọng hơn khi bé bị béo phì và kém tự trọng, và những điều này có thể là hậu quả của một chế độ dinh dưỡng kém.

 

Ảnh hưởng về giáo dục

 

 

Số liệu trong một số nghiên cứu cho thấy trẻ em bị kém dinh dưỡng có nhiều khả năng nghỉ học và được yêu cầu học lại lớp. Khi trẻ không nhận được lượng các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sức khỏe, bé có thể bị lờ đờ, thiếu năng lượng và không có khả năng để phát triển khỏe mạnh.

 

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối liên quan giữa dinh dưỡng không hợp lý và mức IQ thấp. Những trẻ này cũng có nhiều khả năng bị cô lập và gặp khó khăn trong việc duy trì tình bạn với các bé khác, một phần là do các vấn đề hành vi của trẻ.

 

Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến thất bại trong việc phát triển khả năng học tập và giao tiếp, từ đó có thể có tác động lâu dài trong suốt cuộc đời của bé nếu không được điều chỉnh lại sớm.

 

https://hellobacsi.com

 

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 cách giúp mẹ trị chứng lười ăn rau ở trẻ nhỏ (23/5)
 10 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé (22/5)
 Mách mẹ bí quyết hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân (21/5)
 Bữa ăn giúp trẻ nhỏ tăng sức đề kháng (20/5)
 Chế độ dinh dưỡng cho bé vui khỏe đến trường (18/5)
 10 loại thực phẩm tăng chiều cao vượt trội cho trẻ (12/5)
 9 lợi ích của vitamin B7 đối với sức khỏe trẻ nhỏ, mẹ không nên bỏ qua (8/5)
 Bảo đảm dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong trường học (5/5)
 7 cách xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ (4/5)
 Tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi (24/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i