Tâm lý
   Trẻ đi học sớm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tâm lý
 

Một nghiên cứu mới của Thụy Sĩ cho thấy, trẻ em ở nhà trẻ càng lâu thì nguy cơ phát triển các vấn đề hành vi càng cao. Tuy nhiên, những vấn đề này thường biến mất vào cuối cấp tiểu học.

Việc gửi trẻ sớm ở các trung tâm có thể làm giảm sự gắn bó và tương tác giữa trẻ và cha mẹ.

Theo Margit Averdijk, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Jacobs - trung tâm phát triển năng lực cho Thanh niên tại Đại học Zurich, việc gửi trẻ sớm có thể làm giảm sự gắn bó và tương tác giữa trẻ và cha mẹ.

Nhà nghiên cứu trên cho rằng những đứa trẻ có khả năng bắt chước những hành vi có vấn đề của nhau, và đôi khi sử dụng những hành vi đó để gây sự chú ý với người chăm sóc.

Có khoảng 1.300 học sinh từ 7 đến 20 tuổi ở Zurich cùng với cha mẹ và giáo viên của họ tham gia nghiên cứu. Theo khảo sát có khoảng 67% trẻ em được gửi tới các nhà trẻ trước khi đi mẫu giáo. Trong số đó, 32% được gửi ở các trung tâm; 22% được chăm sóc bởi các bảo mẫu; 12% được mẹ chăm sóc; và 3% là từ người quen hoặc hàng xóm.

Theo thông tin khảo sát các bậc phụ huynh, trẻ em học mẫu giáo và tiểu học càng lâu thì càng có xu hướng trở nên hung hăng và xuất hiện các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lo âu và trầm cảm.

Các giáo viên cho biết tính tăng động, thiếu kiểm soát xung động, không chú ý hoặc hung hăng có nhiều khả năng xảy ra ở học sinh tiểu học được bảo mẫu chăm sóc hơn hai ngày trong một tuần hoặc có ít nhất ba ngày một tuần ở nhà trẻ

Một báo cáo gần đây được công bố trên tạp chí PLOS ONE cho biết, các vấn đề hành vi có dấu hiệu giảm dần khi trẻ lớn hơn và có thể biến mất khi trẻ 13 tuổi.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ chung nào giữa việc gửi trẻ ở bên ngoài và việc tự chăm sóc trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong số những trẻ dễ bị tổn thương, kết quả cho thấy các vấn đề tâm lý ở trẻ vẫn tồn tại cho đến hết tuổi vị thành niên, thậm chí có thể trở nên trầm trọng hơn khi thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ.

Manuel Eisner, đồng tác giả của nghiên cứu và là giáo sư xã hội học, cảnh báo: "Một số mối liên quan bất lợi có thể có giữa việc chăm sóc bên ngoài và sự phát triển sau này của trẻ", phải được giải thích một cách nghiêm túc và thận trọng vì các yếu tố khác cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Đây một nghiên cứu quan sát những phát hiện chỉ thiết lập dựa trên mối liên hệ giữa việc chăm sóc trẻ và sự phát triển sau này và không chứng minh được nguyên nhân và kết quả.

Nguồn https://phunuvietnam.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mong mỏi một môi trường hoà nhập cho trẻ tự kỷ (2/4)
 Cha mẹ nên làm gì giúp trẻ độc lập, tự tin? (2/4)
 Bảo vệ sức khỏe tâm thần trẻ em trước nguy cơ hậu Covid-19 (31/3)
 Cân nhắc độ tuổi cho trẻ học đọc (29/3)
 Gian nan hành trình đồng hành cùng trẻ tự kỷ (14/3)
 Làm thế nào để trẻ không từ chối tiếng Anh? (24/2)
 Nuôi dạy con nhẹ nhàng (23/2)
 Tại sao trẻ em không nên có quá nhiều đồ chơi (21/2)
 Dạy trẻ cách ứng phó với người lạ (16/2)
 Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ phụ thuộc vào người khác (9/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i