Dinh dưỡng
   Rau mồng tơi - món ăn bình dân vị thuốc
 

Rau mồng tơi tính hàn, công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc; chứa chất nhầy pectin chống béo phì, hỗ trợ giảm cân.

Mồng tơi là loài dây leo, thân mọc cuốn, dài 1,5-2 m. Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quang Hải, nguyên Phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết theo Đông y mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính hàn, công dụng nhuận tràng, thông tiện, thanh nhiệt, lương huyết giải độc, hoạt huyết, chủ trị táo bón, nước tiểu đỏ vàng, trĩ, đi ngoài phân ra máu. Lượng dùng một lần 10-15 g nếu lá khô, 60 g nếu lá tươi.

Trong 100 g lá mồng tơi chứa 102 mg vitamin C, giúp cơ thể nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Chất này cần thiết cho sự tổng hợp collagen trong cơ thể, duy trì sự toàn vẹn của các tế bào máu, da, nội tạng và xương. Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, tăng cường hấp thu sắt, khống chế bệnh tim, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol, chống đục thủy tinh thể. Vitamin C tan trong nước, cơ thể không có khả năng tạo ra hay tích trữ nên cần cung cấp hàng ngày.

Mồng tơi cũng chứa magie, canxi, sắt, kẽm, vitamin A... tốt cho sức khỏe tổng thể. Chất nhầy pectin giúp phòng chữa nhiều bệnh, chống béo phì, tác dụng hấp thu cholesterol. Cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột, chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao, hỗ trợ giảm cân.

Rau mồng tơi chế biến thành món ăn thích hợp cho người có mỡ cao trong máu, người muốn giảm cân, như: canh ngao mồng tơi, canh cua mồng tơi, mồng tơi xào tỏi, mồng tơi luộc.

Nước cốt từ rau mồng tơi có thể trị vết bỏng. Hầm mồng tơi với chân giò để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp. Các bà mẹ sau sinh ít sữa có thể ăn rau mồng tơi để tăng cường lượng sữa về do trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, sắt nên tốt cho thai phụ... Lưu ý do tính hàn hoạt, rau mồng tơi hạn chế dùng cho phụ nữ mang thai.

Theo bác sĩ Hải, loại rau này hoàn toàn không cải thiện sinh lý đàn ông. Ngược lại, trường hợp yếu sinh lý do thận dương hư mà dùng mồng tơi lại càng gây suy giảm sinh lý.

Nhiều gia đình có thói quen ăn canh rau mồng tơi không hết thường để qua đêm để ăn cho bữa sau. Đây là thói quen không tốt, nguyên nhân là hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite, một chất gây ung thư. Do đó, tốt nhất nếu ăn xong còn thừa rau canh, bạn nên đổ đi.

Nguồn https://vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 3 gánh nặng về dinh dưỡng Việt Nam tập trung giải quyết đến năm 2025 (20/5)
 Axit béo omega-3 có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ (16/5)
 Thực phẩm rẻ tiền nhưng chứa hàm lượng sắt cực lớn (10/5)
 Dinh dưỡng học đường: Cho trẻ khởi đầu vững chắc (9/5)
 Bữa trưa học đường: Bài học về sức khỏe dinh dưỡng (6/5)
 Trẻ béo phì: Các biện pháp giảm cân và quan niệm sai lầm cần tránh (27/4)
 Trẻ béo phì: Nguyên nhân, hệ luỵ và biện pháp khắc phục để kiểm soát cân nặng (25/4)
 Muốn có sức khỏe và trí nhớ tốt, hãy ăn cá (21/4)
 Trẻ dưới 3 tuổi nên ăn nước xương hầm bao nhiêu là đủ? (16/4)
 Thực phẩm tốt nhất cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi khi tiêm vaccine phòng COVID-19 (15/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i