Cảm xúc mầm non
   Sáng tạo sơ đồ tư duy dạy trẻ mầm non
 

Sau khi quá trình nghiên cứu, cô Đặng Thị Thu Trang quyết định áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy để nâng cao công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.


Cô Đặng Thị Thu Trang cùng học sinh

Tiên phong trong hoạt động giáo dục

Hơn 14 năm công tác với nghề, cô Đặng Thị Thu Trang - giáo viên Trường mầm non Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) luôn tận tụy với công việc, đi đầu trong các cuộc vận động đổi mới dạy học. Đặc biệt, cô đã tự nghiên cứu và tiếp cận được phương pháp giáo dục Sơ đồ tư duy để dạy trẻ mầm non.

Cô Trang cho biết, mặc dù các cấp học khác đã ứng dụng phương pháp này rất hiệu quả, song ở cấp học mầm non, hiện hầu như chưa có trường, lớp nào triển khai phương pháp Sơ đồ tư duy. Tuy nhiên, sau khi tham khảo các tài liệu, cô quyết định “Ứng dụng phương pháp Sơ đồ tư duy cho trẻ (MindMap for kid) trong đổi mới hình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi”.

Trong quá trình triển khai sáng kiến, cô Trang đã tự đặt ra các câu hỏi: Trẻ em lứa tuổi mầm non có thể tiếp cận phương pháp sơ đồ tư duy hay không? Làm thế nào để trẻ tiếp cận với phương pháp sơ đồ tư duy khi trẻ chưa biết chữ? Làm sao để trẻ có thể đạt được các yêu cầu cuối độ tuổi về kiến thức, kỹ năng?

Do đó, cô đã nghiên cứu cách sử dụng phần mềm iMindmap8 để thiết kế những Sơ đồ tư duy sinh động, thu hút sự chú ý, nhằm củng cố, ôn luyện kiến thức sau mỗi bài học và bước đầu đã thu được những kết quả đáng tự hào về sự hứng thú cũng như chất lượng tiếp thu bài học trên trẻ của lớp mình.

Cô Trang nhận thấy, các cấp học khác chỉ cần sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy và chèn chữ cho từng nhánh là có thể hoàn thành. Còn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hay trẻ mầm non nói chung thì chưa biết đọc, biết viết; đặc điểm tư duy của trẻ là kiểu tư duy trực quan - hình tượng.

Vì vậy, khi thiết kế xong sơ đồ tư duy, cô đã tạo thêm các khoảng trống ở tất cả các nhánh để chèn hình ảnh minh họa, các ký hiệu dễ hiểu nhất với trẻ, đồng thời lựa chọn các từ đơn giản bên cạnh các hình ảnh để giúp trẻ bước đầu làm quen với chữ cái.

Chị Trần Thúy Phượng, phụ huynh em Trần Tiến Minh chia sẻ: Khi lần đầu tiên đưa Sơ đồ tư duy vào môn học Khám phá, học sinh trong lớp đã vô cùng thích thú. Khi mỗi nhánh của sơ đồ tư duy xuất hiện là tương ứng với từng nội dung kiến thức mà trẻ đã học lần lượt hiện ra, con hào hứng ví von nó giống như những tia pháo hoa được bắn ra trong đêm giao thừa, hay râu của những chú Bạch tuộc. Học cô Trang, con rất vui và tiến bộ từng ngày.

 

Cô Đặng Thị Thu Trang đã quyết định áp dụng thành công Sơ đồ tư duy để nâng cao công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Ứng dụng hiệu quả trong mùa dịch

Nhớ lại thời gian đầu triển khai áp dụng sáng kiến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến trẻ mầm non phải nghỉ học suốt thời gian dài, cô Trang cho biết: Thực hiện giáo dục kết nối tới cha mẹ trẻ và trẻ, cô đã tiến hành xây dựng các video hoạt động gửi đến trẻ 2 lần 1 tuần thông qua các kênh liên lạc như Zalo, Facebook, Zoom, trang thông tin điện tử của trường, lớp. Tuy nhiên việc lựa chọn nội dung và hình thức để hiệu quả với trẻ thì thật khó.

Chính vì vậy, cô đã vẫn tiếp tục lựa chọn phương pháp sơ đồ tư duy, thiết kế các bài học về phòng chống dịch bệnh, tăng cường sức khỏe trong mùa dịch dựa trên từng đặc điểm phát triển của trẻ theo các giai đoạn tuân thủ nguyên tắc giáo dục đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Vì có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay khi trở lại trường vào ngày 13/4/2022, trẻ đã không còn bỡ ngỡ với phương pháp sơ đồ tư duy. Trong 2 tháng cuối năm học 2021-2022, cùng với việc ôn luyện và bổ sung kiến thức cho trẻ, cô đã hướng dẫn trẻ các kỹ năng vẽ hình bằng các đường nét cơ bản, giúp trẻ có thể tự miêu tả suy nghĩ của mình bằng hình ảnh.

Nhờ sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ đã biết tự tổng hợp kiến thức qua Sơ đồ tư duy bằng cách bổ sung các hình ảnh minh họa còn thiếu ở các nhánh. Nhiệm vụ của trẻ là vẽ, tô, cắt, xé dán các hình ảnh tương ứng bổ sung vào Sơ đồ tư duy đó. Trên nền tảng đó, trẻ cũng sáng tạo ra các sơ đồ tư duy cho riêng trẻ một cách dễ dàng hơn.

 

Cô Trang và học sinh Trường mầm non Hoàng Văn Thụ

Nhân rộng sáng kiến trong năm học mới

Năm học 2022-2023 này, cô Trang lại được tiếp tục đồng hành với chính học sinh của lớp mình ở lứa tuổi lớn hơn. Với những kết quả thu được của năm học trước, học trò lại cùng cô mở rộng ứng dụng Sơ đồ tư duy trong các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, được tham gia thiết kế Sơ đồ tư duy và tự sáng tạo Sơ đồ tư duy theo cách riêng.

Mới đầu khi mang ý tưởng này ra trao đổi với giáo viên cùng lớp và trong tổ chuyên môn, nhiều giáo viên bày tỏ băn khoăn bởi Sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập quá mới đối với giáo dục mầm non. Tuy nhiên, cô Trang đã dần thuyết phục được đội ngũ giáo viên nhà trường bằng những sản phẩm thiết kế sơ đồ tư duy của mình và kết quả ứng dụng trên trẻ đã mang lại.

Hiện nay, các video chia sẻ cách thiết kế Sơ đồ tư duy trên phần mềm iMminMap8 và ứng dụng Sơ đồ tư duy vào dạy trẻ của cô Trang trên kênh YouTube nhận được số lượng truy cập rất cao. Trên tất cả các trang website của các lớp đều đã triển khai phương pháp Sơ đồ tư duy và nhận được sự yêu thích, ủng hộ nhiệt tình của trẻ và cha mẹ trẻ. Ngoài bộ môn Khám phá với 18 sơ đồ tư duy, cô Trang cũng đã thiết kế 12 sơ đồ tư duy ở các môn học khác trong tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ.

 

Cô Trang vinh dự được nhận giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo năm 2022

Nhận xét về đồng nghiệp, cô Vũ Thị Thu Hương - Hiệu trưởng Trường mầm non Hoàng Văn Thụ cho biết: Cô Đặng Thị Thu Trang luôn gương mẫu đi đầu, có trách nhiệm cao trong công việc, luôn sáng tạo, linh hoạt đổi mới hình thức tổ chức trong dạy học cho trẻ. Đặc biệt cô còn rất tích cực tham gia phong trào văn hoá văn nghệ của nhà trường, của quận Hoàng Mai, được mệnh danh là "chim sơn ca" của trường mầm non Hoàng Văn Thụ.

 

Vân Anh

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/sang-tao-so-do-tu-duy-day-tre-mam-non-post614781.html

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tìm 'tiếng đầu đời' cho trẻ chậm ngôn ngữ (10/11)
 Thầy giáo mầm non duy nhất ở huyện cực Tây biên giới (3/11)
 Xúc động hình ảnh cô trò ngày trở rét trên đỉnh Đun Pù (21/10)
 Cô giáo mầm non áp dụng phương pháp khen ngợi để khuyến khích trẻ (15/10)
 Hạnh phúc của những người đến miền đất lạ (10/10)
 Cô giáo miền núi chia sẻ kinh nghiệm xây trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2 (28/9)
 Cô giáo mầm non hơn 20 năm gắn bó với điểm trường lẻ (22/9)
 Giáo viên băng rừng vào trường khắc phục hậu quả lũ quét (8/9)
 Gập ghềnh đường đến với nghề giáo của cô gái người Mông (8/9)
 Thầy giáo mầm non luôn ‘say nghề, mến trẻ’ (4/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i