Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thế giới kỳ diệu của trò chơi giả bộ.


Thế giới kỳ diệu của trò chơi giả bộ.

Tô Nhi A
(tiếp theo)

Các giai đoạn của trò chơi tưởng tượng:
Đời sống tưởng tượng của trẻ kéo dài trong những năm đầu đời và trải qua các giai đoạn phát triển quan trọng. Sau đây là các mốc đáng chú ý:
• Những nhà chuyên môn cho rằng, trò chơi giả bộ nổi bật lên rõ nét nhất ở vào khoảng đứa trẻ được 2 tuổi, khởi động cho quá trình mà họ gọi là “sự nhớ lại”. Trẻ có khả năng gọi ra các hình ảnh mà não bộ chúng đã tích trữ trước đó về một sự vật hoặc một sự kiện được chứng kiến. Và sau đó, trẻ có thể say sưa chìm đắm vào những hình ảnh này và để hết tâm trí vào nó.
• Một đứa bé 18 tháng tuổi cảm thấy cần một băng sơ cứu cho một vết thương không tồn tại là do sự gợi lại hình ảnh của những người bị thương mà nó đã được nhìn thấy. Việc làm này trong trò chơi là một cách để trẻ an ủi sự đâu đớn mà nó đã chứng kiến trong thực tế cuộc sống.
• Khi trẻ 2 tuổi, trò chơi phát triển lên một bậc phức tạp hơn. Trẻ bắt đầu việc diễn lại, nói theo các hành động của người lớn. Ví dụ, chúng có thể giả vờ cắt cỏ, lau sàn nhà bếp. Giai đoạn này trò chơi thường được diễn ra chỉ với một mình trẻ vì trẻ không thích bị cướp lấy đồ chơi từ người khác. Trẻ thường ra vẻ đang nói chuyện điện thoại với người khác do chính mình nghĩ ra hoặc bò lòng vòng như những con vật nuôi trong nhà. Hoặc trẻ có thể tưởng tượng mình cầm vô lăng xe ôtô và phải vượt lên một chướng ngại vật, trẻ thường lên giọng “brừm, brừm…” – điều này cho thấy, trẻ đã bắt đầu sử dụng những biểu tượng mà mình có trong bộ nhớ.
( theo Thông tin khoa học giáo dục Mầm Non)