Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Phần hai : Hướng dẫn thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe


PHẦN HAI
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

A – TỔ CHỨC ĂN, NGỦ
I – TỔ CHỨC ĂN

1. Số lượng và chất lượng bữa ăn
a) Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ ở độ tuổi này trung bình từ 1400 – 1600 Kcal, chia làm 4 – 5 bữa. Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ cần được ăn tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ. Nhu cầu về năng lượng chime 50% - 60% nhu cầu năng lượng cả ngày, khoảng 700 – 960 Kcal/trẻ/ngày.
Trong đó: bữa chính : 500 – 700Kcal/trẻ, bữa phụ : 200 – 260Kcal/trẻ.
b) Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng
- Đối với trẻ bình thường:
+ Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 – 15% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 15 – 25% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 60 – 73% năng lượng khẩu phần.
Ví dụ :
+ Chất đạm (Protit) cung cấp 13% năng lượng khẩu phần
+ Chất béo (Lipit) cung cấp 25% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (Gluxit) cung cấp 62% năng lượng khẩu phần.
Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng nên đảm bảo 100% và trong phạm vi của từng chất.
- Đối với trẻ béo phì, năng lượng do chất béo và chất bột đường cung cấp nên duy trì ở mức tối thiểu (tức là chất béo cung cấp 15% và chất bột đường cung cấp 60% năng lượng khẩu phần), đồng thời tăng cường cho trẻ ăn nhiều các loại rau, củ, quả và tích cực vận động.
c) Lượng thực phẩm
- Mỗi bữa chính trẻ ăn 300 – 400g kể cả cơm và thức ăn (khoảng 2 bát) với đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, béo, đường, muối khoáng và sinh tố. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong gạo, đậu, đỗ, thịt, cá, trứng, tôm, rau, đậu, lạc, vừng, dầu mỡ, các loại rau, củ, quả… và những loại thực phẩm khác, sẵn có tại địa phương.
- Lượng thực phẩm cần cho một trẻ hằng ngày ở trường (một bữa chính và một bữa phụ).