Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Trắc nghiệm làm mẹ tốt


 

Bạn thử trả lời nhanh những câu hỏi sau đây và tham khảo đáp án đúng để biết cách nuôi dạy bé hiệu quả.

 

1. Bạn đóng vai trò gì với bé?

a. Một cô giáo.

b. Một huyến luyện viên.

c. Một người bạn.

d. Một "bà chủ".

Đáp án: C. Ở độ tuổi của bé, giao tiếp đóng vai trò quan trọng. Nếu cha mẹ không đóng vai trò là một người bạn tốt, sẽ khó có thể hiểu hoặc dạy bé biết nghe lời.

2. Bạn xử trí ra sao khi phát hiện bé đánh bạn chơi?

a. Bình tĩnh nhắc nhở bé về những quy tắc bạn đã đề ra trước đó.

b. Hứa sẽ thưởng nếu bé có những hành vi lịch sự với bạn cùng chơi sau đó.

c. Ngồi xuống và khuyến khích các bạn chơi của bé "tẩy chay" bé.

d. Yêu cầu các bé dừng việc vui chơi.

Đáp án: A. Khoan hãy hứa thưởng hay trừng phạt bé nặng lời. Bạn nên bình tĩnh để nhắc nhở bé trước. Sau đó, nên để các bé được tiếp tục vui chơi đồng thời bạn xem xét những hành vi của bé. Nếu bé tiếp tục đánh bạn chơi, bạn có thể chấm dứt sự vui chơi của các bé và trừng phạt bé nặng hơn.

3. Sau khi bạn nhắc tới ba lần mà bé vẫn không chịu thu dọn đồ chơi, bạn sẽ

a. Tự mình đi thu dọn.

b. Bực bội dạy cho bé bài học về tính tự giác rồi yêu cầu bé phải làm.

c. Đánh bé một trận.

d. Ném một món đồ chơi yêu thích của bé vào sọt rác để cảnh cáo.

Đáp án: B. Nhiều bé có xu hướng trở nên dễ bảo hơn khi cha mẹ bực bội. Bạn nên tránh hành vi tự mình thu dọn đồ chơi vì làm như vậy, bé sẽ sinh thói ỷ lại và không coi trọng những yêu cầu bạn đưa ra sau đó.

Cũng không nên ném món đồ chơi yêu thích của bé vì chuyện này có thể làm hỏng và bạn sẽ mất thêm tiền để mua đồ chơi mới cho bé.

Ở một chừng mực nào đó, việc giáo dục bé bằng đòn roi cũng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng biện pháp này trong một giới hạn cho phép, như vài cái phát nhẹ vào mông kèm theo yêu cầu bé phải tự mình thu dọn.

4. Bạn thường khuyến khích bé vận động như thế nào?

a. Tôi chơi bóng cùng bé mỗi ngày.

b. Tôi bận rộn nên không có thời gian chơi cùng bé.

c. Cuối tuần, cho bé đi xe đạp.

d. Tôi không rõ lắm vì ông bà hoặc một người khác giúp bé vận động.

Đáp án: A. Thể chất của bé sẽ được tăng cường nếu bạn hướng dẫn bé vận động hàng ngày. Nếu bận rộn, bạn có thể trao quyền chăm sóc bé cho ông bà nhưng cũng không nên bỏ mặc. Bạn nên nắm được lịch vui chơi để có thể kịp thời góp ý cho ông bà phương pháp chăm sóc bé tốt nhất.

5. Thái độ của bạn khi bé tham gia một lớp học dục thể thao

a. Cứ để bé học nếu thích, tôi cũng không quan tâm lắm.

b. Động viên bé hăng say luyện tập mỗi ngày, biết đâu bé có khả năng thi đấu.

c. Chỉ cho bé học 2-3 buổi/tuần, còn giành thời gian cho bé học những môn khác.

d. Không cho bé đi học vì bé còn nhỏ, để bé lớn hơn dã.

Đáp án: C. Nếu bạn đăng ký cho bé (3-7 tuổi) tham gia một lớp học múa, võ thuật, thể dục nhịp điệu hay bơi lội, tần suất 2-3 buổi/tuần là hợp lý. Ở bé, quá trình luyện tập ban đầu là để khỏe mạnh, sau đó mới đến việc rèn luyện cho năng khiếu nếu bé thực sự có.


Theo me&be