Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Vẽ những bộ mặt cười


Yêu cầu cần đạt:

Phát triển ở trẻ khái niệm về hình dáng, biết dùng các hình hình học quen thuộc để sáng tạo về mặt người. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ.

 

Phương tiện: Bảng – phấn. Bút chì – giấy – bảng kê giấy.

 

Tiến hành:

Cô giáo vẽ len bảng các dạng hình hình học và cùng trẻ thảo luận, nhớ lại các đặc điểm của hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật và nửa hình tròn.

Sau đó cùng nhau chọn lựa các hình để tạo nên một khuôn mặt người.

 

GV: “Chúng mình chọn hình gì để làm khuôn mặt?”

T: “Hình tròn”, “hình vuông”.

(Giáo viên vẽ 2 khuôn mặt: tròn và vuông)

GV: “Mắt sẽ là hình gì?”

T: “Hình tròn”

(Giáo viên vẽ mắt hình tròn vào cả 2 khuôn mặt)

 

Tiếp tục như vây để chọn hình vẽ long mày, mũi, mồm, tai, tóc…Khi hoàn thành bức tranh, cô giáo mời 1 vài bạn trong lớp sử dụng tên các hình tả lại khuôn mặt cho cả lớp cùng nghe. 

 

Vẽ mặt người bằng các hình hình học

 

+ Cho trẻ chơi theo từng cặp ngồi quay lưng lại với nhau, mỗi trẻ đều có giấy, bút chì và bảng kê giấy. Tre thứ nhất vừa vẽ vừa nói to cái đang vẽ. Ví dụ: “Tôi đang vẽ một hình vuông to để làm đầu. Sau đó tôi dùng hình tam giác nhỏ để vẽ nhũng cái tai”

 

Trẻ thứ hai vẽ dựa theo chỉ dẫn là những lời nói của bạn thứ nhất. Khi đã hoàn tất, yêu cầu trẻ so sánh bức vẽ và chúng sẽ  thấy sự đa dạng của các bộ mặt khi cùng sử dụng các hình hình học giống nhau.

 

Cuối cùng trẻ đổi vai cho nhau, bạn thứ hai vừa vẽ vừa gọi tên các hình hình học, bạn thứ nhất vẽ theo.