Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bé ném đồ vào bạn bè khi tức giận!


Tác giả: Tiến sĩ Susan Goldman

Bác sĩ tâm lý gia đình

Câu hỏi:

Con trai tôi đang có vấn đề về hành vi ứng xử ở trường. Khi những đứa trẻ khác quấy rầy hay làm bé khó chịu, bé trở nên vô cùng bực tức và ném mọi thứ vào chúng, như bàn ghế, hay bút chì... Bé cũng có gọi tên giáo viên và nói bé không thích cô giáo. Hôm nay, bé đã bị đình chỉ học. Tôi không biết phải làm sao. Tôi có nên cho bé chuyển trường không?

 


Trả lời:

Một số đứa trẻ ngay trong những tương tác bình thường với bạn bè cũng dễ trở nên cáu giận, và vô cùng nhạy cảm với những lời nhận xét của người khác hay sự trêu ghẹo. Tuy nhiên, sự phản ứng của con bạn có thể dẫn tới phỏng đoán rằng tình hình lớp học đang nằm ngoài tầm kiểm soát của giáo viên. Có những điều quan trọng mà  bạn nên cân nhắc tới trong tình huống này:

1. Cải thiện tâm thế giao tiếp và kết hợp với giáo viên.

Có thể nó sẽ hữu ích để giúp cho con bạn có được cảm xúc tốt hơn trong những tình huống ở lớp học. Giáo viên của bé có thể giúp làm rõ những khó khăn trong hành vi cư xử của bé ở trường. Liệu bé có phản ứng quá mạnh với những vấn đề bạn bè cùng lứa cho là bình thường? Bé có bị bắt nạt hay khiêu khích quá mức không? Hay những hành vi tương tác mà bé xử lý đã tốt chưa? Hoặc hành vi của bé có liên quan gì với những hiểu biết, kinh nghiệm hay những khó khăn trong học tập?

Vài đứa trẻ phản ứng với những sự thất vọng tự nhiên và giận giữ khi chúng có vấn đề với bài học hay bài tập về nhà. Một cuộc thảo luận thẳng thắn với giáo viên và những đội ngũ nhân viên trường liên quan (bác sĩ tâm lý, hiệu trưởng...) có thể là bước quan trọng đầu tiên trong việc giúp đỡ bé điều chỉnh được vấn đề hành vi.

Nếu vấn đề của bé vẫn dai dẳng, một kiến nghị đưa bé đến với một chuyên gia sức khỏe tinh thần có thể được đề xuất.

2. Giúp con bạn chế ngự cơn giận dữ và sự dễ cáu kỉnh của mình

Tôi thừa nhận rằng bé biết các trường hợp không thích hợp để dùng tới bạo lực thể chất hay ném đồ vật. Bé cần được giúp đỡ để nhận ra các tình huống đã làm cho bé cảm thấy giận dữ và các kịch bản để đối phó với cảm xúc của mình. Những điều này có thể bao gồm rút ra khỏi nơi đó, tới một nơi nào khác; yêu cầu giáo viên trợ giúp hoặc không phản ứng với những lời nhận xét của bạn bè, hay sự khiêu khích.

Ngọc Mai mamnon.com