Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Giáo án tham khảo: Chuyên đề Hoạt động khám phá thử nghiệm ( Phòng mầm non-Sở GD&ĐT TPHCM )


GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - THỬ NGHIỆM

Giáo án 1:

ĐỀ TÀI: CUỘC CHẠY ĐUA CỦA CÁC NGỌN NẾN.
LỚP:
Giáo viên: Nguyễn Thụy Thanh Vân
Trường MNBC Tuổi Thơ 7 Quận 3

I/ YÊU CẦU:
- Qua hoạt động trẻ khám phá được ngọn nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục cháy sau khi ngọn nến ở trong lọ đã tắt.
- Trẻ khám phá ngọn nến ở trong lọ lớn có nhiều không khí cho nên sẽ cháy lâu hơn ngọn nến ở trong lọ nhỏ.

II/ VẬT LIỆU:
- Đèn cầy, dĩa đựng, các nút bần…
- Các lọ có độ hở, kín và kích thước to nhỏ và chất liệu khác nhau

III/ TIẾN HÀNH:
( Trẻ hoạt động thử nghiệm – khám phá tại góc khoa học - thử nghiệm trong giở hợt động góc tại lớp)

Bước 1: Gợi ý tưởng hoạt động
- Cô cho trẻ quan sát 2 ngọn nến đã được đốt cháy
- Cô cho trẻ suy đoán xem 2 ngọn nến sẽ như thế nào khi cô dùng lọ úp chặt 1 ngiọn nến ở bên trong (trẻ nhận xét tự do)

Bước 2: Trẻ tự thử nghiệm – khám phá
( Cô giúp trẻ thắp cháy các ngọn nến)
- Trẻ tự thử nghiệm với 2 ngọn nến bị úp chặt trong 2 lọ có kích cỡ to nhỏ khác nhau xem ngọn nến cháy trong trạng thái như thế nào?
- Trẻ thử nghiệm với các ngọn nến bị úp chặt trong lọ kín hở ( chậu sành, vỏ quả bưởi…) Dựa vào những tình huống thử nghiệm của trẻ cô cho trẻ nhận xét.

 

Giáo án 2:

ĐỀ TÀI: ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA NAM CHÂM
LỚP:
Giáo viên: Lương Thị Thanh Thúy
Trường MNBC Tuổi Thơ 7 Quận 3

I/ YÊU CẦU:
- Qua hoạt động, trẻ khám phá nam châm có thể hút vật bằng sắt qua lớp phân cách mỏng với các chất liệu như giấy, nhựa, gỗ,…
- Qua hoạt động, trẻ khám phá được sức hút của nam châm, ảnh hưởng bởi độ dày, mỏng của lớp phân cách..

II/ VẬT LIỆU:
- Một số vật dụng nam châm hút được bằng sắt: Kẹp giấy, ốc vít, suốt chỉ, đồng xu…
- Nam châm
- Các vật liệu khác như gỗ, giấy, hộp nhựa, thuỷ tinh…

III/ TIẾN HÀNH:
( Trẻ hoạt động thử nghiệm – khám phá tại góc khoa học - thử nghiệm trong giờ hoạt động góc tại nhóm lớp)

Bước 1: Tạo tình huống
- Cô đặt 1 số kẹp giấy bằng sắt lên mặt bàn và hỏi: Có cách nào cho những vật đặt ở trên bàn “chạy qua lại” không? ( cho trẻ tự nghĩ ra cách riêng và yêu cầu thực hiện)
- Cô dùng nam châm và đặt phía dưới mặt bàn gỗ di chuyển các vật ở trên bàn qua lại ( cho trẻ tưởng tượng vật gì đang chuyển động )
- Cho trẻ chơi nam châm hút các vật bằng sắt qua các vật liệu như giấy, bitit, hộp nhựa…

Bước 2: Trẻ tự thử nghiệm
- Cho trẻ chơi nam châm hút các vật bằng sắt qua các lớp phân cách với các vật liệu như giấy, gỗ , hộp nhựa…
- Dựa vào những tình huống thử nghiệm của trẻ , cô cho trẻ nhận xét và cùng làm theo nhiều hướng khác nhau.
- Thử nghiệm nam châm hút được với vật có độ dày bao nhiêu thì không thể hút được nữa.

* Các phương án mở:
- Thử nghiệm đặt nam châm đến độ cao bao nhiêu thì chúng hết tác dụng.
- Trẻ tự thử nghiệm sử dụng nam châm hút được các vật bằng sắt trong môi trường nước , cát.

 

Giáo án 3:

Đề tài: Âm thanh trong đời sống.
Giáo viên: Phan Thảo Ly – Nguyễn Thị Trang Thanh.
Trường Mầm Non Tuổi Ngọc Quận 8
Lớp:

I. MỤC ĐÍCH :
- Nhận biết các loại âm thanh trong thiên nhiên, trong cuộc sống .
- Suy nghĩ các tình huống qua một loạt âm thanh có liên hệ với nhau.
- Tạo ra âm thanh và phân biệt âm thanh.
- Phát triển óc quan sát, dự đoán, trí giác âm thanh, rút ra kết luận đơn giản.

II. CHUẨN BỊ
- Một số đồ dùng tạo ra âm thanh (ly thủy tinh, lọ thủy tinh, bình, gốm, bình nhựa, giấy…) bằng chất liệu khác nhau.
- Băng đĩa thu âm thanh
- Tranh vẽ minh hoạ âm thanh cho mỗi trẻ, các ký hiệu.

III. TIẾN HÀNH
  Hoạt động 1: “Con nghe thấy tiếng gì không?”
o Cho trẻ nghe các loại âm thanh từ băng cassette (tiếng búa đóng đinh , tiếng máy giặt, tiếng dao băm, thịt trên thớt, tiếng sấm, tiếng gió…)
o Cho trẻ nghe lại các âm thanh 1 lần nữa xác định đó là âm thanh từ thiên nhiên hay các âm thanh từ các đồ vật trong cuộc sống
o Cho trẻ xếp các tranh đã tìm theo nhóm tương ứng

  Hoạt động 2: “Con cảm thấy gì ?”
- Cho trẻ nghe loại âm thanh khác nhau
* Một loại âm thanh gây cảm giác khó chịu như tiếng búa đóng chát chúa, tiếng còi xe inh ỏi
* Một lọai âm thanh gây cảm giác dễ chịu như tiếng nước róc rách,tiếng chim hót líu lo…
- Cho trẻ nói lên cảm xúc khi trẻ nghe các loại âm thanh trên

- Cô tiếp tục hỏi trẻ:
o Khi nghe nhạc con cảm thấy thế nào ?
- Cô bật máy cassette cho trẻ nghe 1 vài bài hát ,trẻ nghe 1 đoạn ,cô dừng máy cho trẻ đoán tên bài hát (lúc đầu cho trẻ nghe 3 đoạn, 2 đoạn sau đó nghe 1 đoạn rồi đoán)

  Hoạt động 3: “Con thử đoán xem ”
o Cho trẻ nghe một loạt âm thanh như tiếng gió thổi mạnh,tiếng cửa đóng sầm .
Cho trẻ đoán

o Cho trẻ nghe tiếng chuông điện thoại reo, tiếng bước chân,tiếng nói chuyện điện thoại.
 Cho trẻ đoán

  Hoạt động 4 : ” Trẻ tạo ra âm thanh ”
Cho trẻ gõ vào các đồ dùng làm bằng các chất liệu khác nhau.
- Cô hỏi trẻ:Com nghe thấy các âm thanh như thế nào ?
- Có thể cho trẻ gõ lại nếu trẻ chưa nhận biết được sự khác nhau của các âm thanh.
- Nếu trẻ chưa trả lời được cô có thể gợi ý
 + Các âm thanh giống nhau hay khác nhau ?
Cho trẻ phân biệt âm thanh trong các ly có các mực nước khác nhau
- Cô gõ lần lượt vào các ly có mực nước đầy,1 nữa ,1 ít, không có nước với tốc độ và lực gõ khác nhau
- Cho trẻ nhận xét các âm thanh nghe được và nói lên các nhận xét của mình
- Nếu trẻ chưa phân biệt được các âm thanh trên,cô gõ lại cho trẻ nghe 1 lần nữa.
-  Cho trẻ đặt các ký hiệu (hình tròn) vào các ly theo âm thanh mà trẻ nghe được.
- Cho trẻ tự gõ và đặt ký hiệu

-----------------------
Phương án mở:
 Cho trẻ nghe 1 loạt âm thanh có liên hệ với nhau (tiếng xe chạy - tiếng mưa -tiếng xe cứu thương…)