Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Chứng ngứa sần trong thai kỳ


Một trong những dạng phát ban có liên quan đến thời kỳ mang thai là PUPPP (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy). PUPPP còn được biết đến với cái tên ngắn hơn là chứng ngứa sần trong thai kỳ hay phát ban nhiều dạng trong thai kỳ (polymorphic erupition of pregnancy).

Đây là một trong những rắc rối ngoài da mà khá nhiều người mẹ phải đối mặt. Nó thường khởi đầu bằng những vết rạn da trên bụng bầu, lan xuống gan bàn tay, cánh tay, bắp chân và cả những ngón chân. Chứng ngứa sần thường khởi phát ở quý III, với những nốt đỏ trông giống như tổ ong và cực kỳ ngứa.

Nguyên nhân

Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây chứng ngứa sần; tuy nhiên, họ tin rằng, vùng da bị rạn thường dễ bị viêm nên có liên quan đến chứng ngứa sần. Ngoài ra, sự gia tăng hàm lượng hormone trong cơ thể thai phụ, nhất là estrogen khiến chứng ngứa sần xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ lần đầu mang thai hoặc ở người mang đa thai. Một nghiên cứu khác cũng tiết lộ, chứng ngứa sần có mối quan hệ với bào thai mang giới tính nam - khoảng 70% người mẹ mắc chứng này sẽ sinh ra con trai.

Cách điều trị

Thông thường, chứng ngứa sần sẽ tự nhiên biến mất sau sinh, một tỷ lệ thấp người mẹ tiếp tục phải đối mặt với sự khó chịu này trong lần mang thai tiếp theo. Trong thai kỳ, chứng ngứa sần có thể được điều trị bằng cách xoa kem như clobetasol và betamethasone hay chất chống histamines. Một số trường hợp, thai phụ được chỉ định uống steroids để kiểm soát phát ban.

Một số trường hợp nghiêm trọng, thai phụ bị mọc nhiều nốt nhỏ, có thể bao phủ toàn bộ cơ thể nhưng điển hình vẫn là ở tay, chân. Nguyên nhân do chứng bệnh về gan chiếm khoảng 1% số trường hợp bị sẩn ngứa dạng này.

Dù chứng mẩn ngứa không gây hại nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu định dùng kem bôi hay thuốc uống. Tùy vào triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị thích hợp mà không làm chứng bệnh nặng thêm.

Theo Mevabe