Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Nhiễm khuẩn liên cầu ở bé


Khuẩn liên cầu là một loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Nhiều trường hợp, bé bị đau họng là do nhiễm khuẩn liên cầu họng. Khi đó, bé có thể được điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Nhiễm khuẩn liên cầu đường hô hấp

Khuẩn liên cầu nhóm A ở đường hô hấp gây đau họng và sốt (đôi khi có kèm theo mảng ban đỏ) và dễ lây lan từ bé này sang bé khác. Có khá nhiều loại vi khuẩn (virus) gây nhiễm khuẩn ở họng (gây viêm họng) và viêm amiđan nhưng khuẩn liên cầu nhóm A nguy hiểm hơn cả nếu không được điều trị (hoặc điều trị không dứt điểm), nó có thể gây ra nhiều biến chứng như: sốt, các bệnh về tim mạch, chứng bệnh về thận.

Khuẩn liên cầu nhóm A còn có thể gây nhiễm trùng da ở cấp độ nhẹ, gọi là bệnh chốc lở.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Khuẩn liên cầu nhóm A được tìm thấy ở cổ họng và amiđan (một trong hai bộ phận nhỏ ở hai bên họng, gần cuống lưỡi), đặc biệt là các bé (tất nhiên, người lớn cũng có thể mắc bệnh này). Ước tính mỗi năm, có xấp xỉ 4-5 nghìn trường hợp nhiễm khuẩn liên cầu họng ở Mỹ. Một nghiên cứu cho biết, độ tuổi dễ bị nhiễm khuẩn liên cầu họng là 1-8 tuổi.

Cơ chế lây bệnh

Yếu tố quan trọng khiến khuẩn liên cầu A dễ phát tán là đám đông. Khuẩn liên cầu truyền từ người này sang người kia qua hô hấp (hắt hơi, ho, bắn nước bọt); vì thế, không ngạc nhiên nếu khuẩn liên cầu lây lan nhanh ở nhà trẻ, trường học hoặc những nơi đông người khác. Khuẩn liên cầu nhóm A thường được tìm thấy ở cổ họng và trên da và khiến bé bị ốm.

Thời điểm bệnh xuất hiện

Bé có thể mắc khuẩn liên cầu họng vào bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng phổ biến là mùa thu đông. Tuy nhiên, vi khuẩn gây nhiễm trùng da, như bệnh chốc lở lại phát triển vào mùa hè. Nếu bé bị côn trùng cắn mà không được giữ vệ sinh tốt, chỗ đó sẽ nhiễm khuẩn và gây bệnh về da.

Lưu ý: Hiện nay, chưa có văcxin phòng ngừa khuẩn liên cầu ở bé.

Theo Mevabe