Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tuần 23 của thai kỳ


SẢN PHỤ
Bụng bạn phát triển có thể đè ép lên hệ tiêu hóa gây ra chứng ợ chua và khó tiêu. Việc ăn những bữa ăn nhỏ hơn, nhiều lần hơn cũng như việc đi bộ sau khi ăn có thể có ích.

Chuyển dạ giả có thể bắt đầu bây giờ. Những cơn co thắt không đều và không đau là một phần trong việc huấn luyện của tử cung cho việc chuyển dạ. Khi thai kỳ của bạn tiến triển, chúng sẽ mạnh hơn nhưng không nên nhầm lẫn với chuyển dạ thật. Bạn có thể cảm nhận chúng nếu bạn đặt bàn tay lên bụng mình, nhưng mặt khác chúng có thể qua đi mà bạn không phát hiện.

EM BÉ
Mặc dù mỡ đã được tích lũy rất nhanh, nhưng bé vẫn còn đỏ và nhăn nheo. Đó là do da đang được tạo ra với tốc độ nhanh hơn so với lớp mỡ dưới da sẽ lắp đầy nó, vì vậy da lùng nhùng. Màu đỏ là do tích tụ sắc tố bắt đầu, vì thế da bé ít mờ đục hơn..

Những cử động của bé trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng dù đạp và thụi, bé cũng có thể nhẹ nhàng. Những hình siêu âm có thể cho thấy bé đang cuộn người và nhào lộn quanh tử cung bạn và nếu bạn may mắn, bạn có thể thấy bé mút ngón tay cái của mình.

Bé tiếp tục nuốt lượng nhỏ nước ối, và tái chế một phần thành nước tiểu. Chất lỏng và đường mà bé trích ra từ dịch ối là nguồn dưỡng chất bổ sung quan trọng mà bạn cung cấp qua nhau thai và dây rốn. Việc nuốt dịch ối có thể làm cho bé nấc cục, và bạn có thể cảm thấy cơ thể bé nảy lên bên trong người bạn.

THÍNH GIẢ IM LẶNG
Thính giác của bé đã trở nên thính hơn do những xương bên trong của tai đang cứng lên. Trong bụng có đầy những âm thanh, như là những âm thanh do cơ quan tiêu hóa và tuần hoàn của bạn tạo ra.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 8 in-sơ (20 cm) và bé sẽ nặng khoảng 1 lb (450g)

 

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Nếu bạn đang làm việc, hãy gặp giám đốc nhân sự của bạn để thảo luận về các trợ cấp thai sản của mình.

Thứ hai................................

Thứ ba................................

Thứ tư.................................

Thứ năm..............................

Thứ sáu...............................

Thứ bảy/ Chủ nhật................
CHỌN ĐỒ DÙNG CHO BÉ

Có vài món hàng thiết yếu cần mua để chuẩn bị cho sự chào đời của bé và là một ý tưởng hay nếu đi mua sắm trước khi thai quá lớn và trước khi bạn kiệt sức. Cho dù bạn mua đồ cũ hay mới, hãy đảm bảo tất cả món hàng đều tuân theo các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe trên cả nước - nhất là ghế ngồi trên xe hơi. Trẻ sơ sinh cần một chiếc ghế gắn trên xe hơi ở phía sau có đai buộc an toàn.

GIƯỜNG NGỦ
Trong mấy tuần đầu, bé có thể ngủ trong nôi, nôi mây hoặc xe đẩy. Về sau, bé sẽ cần nôi riêng. Khi chọn nôi, hãy bảo đảm nôi có một bên hạ xuống được. Vì vậy sẽ làm bạn không phải còng lưng khi ẵm bé vào nôi và ra khỏi nôi. Chốt an toàn sẽ bảo đảm không có nguy cơ mặt bên tự nhiên sút ra. Nếu bạn mua nôi cũ, hãy kiểm tra xem đồ gỗ có trơn láng không và có mảnh xước nào không, và thuốc màu hoặc véc-ni có độc hại không. Các thanh chắn nên cách nhau không quá 2.5 in-sơ vì vậy bé không chui đầu qua được.

Hãy mua nệm không thấm nước có lỗ thông hơi. Nó phải vừa khít với nôi sao cho không có khoảng cách giữa các cạnh bên của nệm và nôi. Bạn sẽ cần phủ lên nệm chỗ bé nằm ít nhất 3 tấm trải giường và một tấm chăn hoặc mền để đắp cho bé. Không nên dùng gối vì có thể khiến bé ngộp thở hoặc có thể bị nóng, đó là nguyên nhân dẫn đến Hội chứng Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), còn được gọi là chết trong nôi.

BỒN TẮM CHO BÉ
Bạn có thể dùng chậu rửa mặt hoặc bồn tắm, nhưng sẽ dễ dàng và an toàn hơn nếu bạn dùng chậu tắm bằng nhựa có miếng chống trợt ở bên trong.

CHỌN MỀN
Để ngăn ngừa nguy cơ quá nóng, hãy mua một số mền lưới có thể thêm vào hoặc tháo bỏ khi cần thiết.