Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đề tài: Các giác quan của bé


Giác quan của tôi
---------------  ---------------


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Phân biệt các giác quan cùng với các bộ phận trong cơ thể .
- Nhận biết sự cần thiết của các giác quan đối với cuộc sống con người.
- Khai thác kinh nghiệm của trẻ qua khảo sát vật bằng các giác quan .
- Phát triển tri giác, thính giác có chủ định , tư duy ngôn ngữ , phản xạ nhanh với hiệu lệnh .
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ và giữ gìn các giác quan .
II. CHUẨN BỊ :
- Chuyện kể " Cái mồm " cùng với các chi tiết minh họa ( phác họa trên bảng )
- Xem TC "Hãy làm theo hiệu lệnh" trong sách TCBH 4 -5 tuổi / trang 18 ...
- Một số bài hát có từ chỉ các bộ phận trên cơ thể ...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện " Cái mồm " ( trong sách TCBH thơ truyện 4 -5 tuổi )
- Cô đàm thoại cùng trẻ :
+ Trong câu chuyện nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể?
+ Các bộ phận đó tập trung ở đâu trên cơ thể con người?
+ Các bạn nghĩ gì khi người ta gọi các bộ phận này là các giác quan?
+ Đôi mắt có cần thiết không? ... Thế nào là bị mù nhỉ?
+ Hai tai để làm gì? ... Khi nào tai không nghe được?
+ Mũi có những chức năng gì ? ... Bệnh gì ảnh hưởng đến mũi?
+ Trong miệng có những gì ? ... Cái gì dùng để nếm thức ăn ?
+ Bộ phận nào trên cơ thể bạn tiếp xúc trực tiếp với các vật bên ngồi?
- Cho trẻ gọi tên các giác quan : thị giác , thính giác, khứu giác, vị giác , xúc giác ...
* Hoạt động 2 :
- Tổ chức cho trẻ khảo sát vật bằng các giác quan : cô chia trẻ ra nhiều nhóm nhỏ, giao cho mỗi
nhóm một vật để trẻ cùng khảo sát ...
+ Bông hoa : màu sắc, mùi thơm , cánh hoa mềm hay cứng ...
+ Trái cây : màu sắc, trái xanh hay chín, mùi , vị chua hay ngọt ...
+ Hộp đựng quà : đốn tên của vật trong hộp qua cách khảo sát ( cầm lên xem nặng
hay nhẹ , lắc cho kêu, ngửi mùi bên trong ... )
- Cô gọi từng nhóm trẻ, gợi ý cho trẻ mô tả vật theo cảm nhận của trẻ bằng các giác quan ...
* Hoạt động 3 :
- Tổ chức cho trẻ chơi TC "Hãy làm theo hiệu lệnh" : cho trẻ ngồi vòng tròn, cô yêu cầu trẻ lắng
nghe cô hát .
+ Khi nghe bài hát có từ "Tay" thì tất cả giơ tay lên đầu và lắc cổ tay ... Khi hát đến từ
"Chân" thì hạ tay xuống và dậm chân ...
+ Nếu bài hát có từ chỉ các giác quan thì dùng tay chỉ vào các giác quan ...
- Cô có thể sử dụng các bài hát quen thuộc với trẻ : Tay thơm tay ngoan, Đường và chân,
Cái mũi, Năm ngón tay ngoan ...