Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đề tài : Hai anh em


Hai anh em


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu nội dung chuyện và nhận thức được mối dây liên hệ của tình nghĩa anh em ruột thịt.
- Đánh giá được các nhân vật: người anh chăm chỉ, được mọi người yêu mến, sống hạnh phúc no đủ, còn người
em lười biếng nên suýt bị chết đói.
- Nắm được trình tự câu chuyện và cùng thể hiện cảm xúc qua TC " Đàm thoại cùng nhân vật "
- Phát triển ngôn ngữ văn học, ghi nhớ có chủ định, tư duy ngôn ngữ, tưởng tượng.
- Giáo dục trẻ về tình nghĩa anh em ruột thịt và thái độ chăm chỉ làm việc, biết giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh phông và một số nhân vật rời: người anh, người em .
- Tranh minh họa nội dung chuyện, tranh phôtô sẵn, các NVL tạo hình, ĐC xây dựng.
- Làm quen trước với nội dung truyện kể, tìm hiểu về môi trường nhà nông.
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC " Kết chùm " --- Chia trẻ thành nhiều nhóm
- Đưa cho mỗi nhóm trẻ một bức tranh ( minh họa một phần câu chuyện )
- Cô hỏi từng nhóm:
+ Các bạn nghĩ gì về những hình ảnh trong tranh?
+ Nhân vật trong tranh của các bạn đang làm gì?
- Cô giới thiệu câu chuyện và kể cho trẻ nghe trọn vẹn ( có thể kết hợp tranh minh họa )
- Hỏi trẻ về các nhân vật trong truyện ...
---- cho trẻ di chuyển đến nơi có tranh phông và nhân vật rời với một bài đồng dao thích hợp ...
* Hoạt động 2:
- Cô kể lần 2: kể trích đoạn kết hợp đàm thoại gợi mở ( minh họa bằng tranh phông và nhân vật rời )
+ Cô kể từ đầu cho đến "... vâng lời !"
Số phận của họ ra sao nhỉ?
+ Cô kể tiếp theo cho đến "... rồi quay về "
Hành trình của người em có giống anh mình không?
+ Cô kể tiếp theo cho đến " ... không dám quay về gặp anh nữa "
Số phận của người em sẽ ra sao?
+ Cô kể tiếp theo cho đến hết đoạn còn lại .
Các bạn nghĩ gì về hai anh em này? ... Họ có thương nhau không?
Tình nghĩa anh em có quan trọng không?
---- GD trẻ: nhờ tình thương của người anh mà người em đã hối hận và biết chăm chỉ làm việc ...
- Gợi ý trẻ đặt tên chuyện ... cô viết các tên truyện lên bảng và chỉ cho trẻ đọc ...
* Hoạt động 3 :
- TC " Đàm thoại cùng nhân vật " : cô chia trẻ thành 3 tuyến nhân vật chính : người anh , người em, và cụ già
cùng những người thợ ...
- Cô dẫn truyện ( tóm tắt ý ) và đàm thoại dẫn giải để trẻ có thể nắm được trình tự câu chuyện :
+ Hai anh em được giới thiệu như thế nào? ( cô nói với nhóm đóng vai anh, rồi đến nhóm đóng vai em )
+ Người anh nói với gì với người em? ( cho trẻ nhắc lại lời thoại trong chuyện ... )
+ Hành trình của người anh ra sao? ( cô gợi ý cho nhóm trẻ đóng vai anh trả lời và thực hiện các hành động
mô phỏng như: gặt lúa, hái bông ... )
+ Cụ già nói những gì với người anh? ... Người anh được thưởng công thế nào?
+ Còn người em thì thế nào? ... Người em nói gì với những người thợ? ... Họ mắng người em thế nào?
+ Chuyện gì xảy ra khi người em gặp cụ già ? ( gợi ý cho 2 nhóm đối đáp ... )
+ Người anh đã làm gì khi tìm thấy người em ? ( gợi ý cho từng cặp trẻ của 2 nhóm diễn tả hành động của
người anh và người em : lấy cơm cho ăn, lấy nước cho uống, lấy áo cho mặc ... và cùng đối htoại với nhau )
----- Mở một bài nhạc thích hợp cho tất cả trẻ cùng nắm tay múa hát khi kết thúc câu chuyện ...
* Chuyển tiếp sang hoạt động góc:
+ Góc văn học :
- kể chuyện theo bộ tranh truyện
- gắn các nhân vật lên tranh phông và kể
+ Góc tạo hình:
- tô màu tranh truyện ( phô tô sẵn )
- vẽ thêm các chi tiết cho nhân vật, thêm các chi tiết còn thiếu...
- tạo hình các nhân vật trong truyện theo cảm xúc của bé...
+ Góc xây dựng, lắp ráp:
- xây ngôi nhà cho hai anh em
- lắp ráp các đồ dùng trong nhà ...