Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đề tài : Không khí


ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT GÌ VỀ KHÔNG KHÍ ?

I. Mục đích
1. kiến thức : giúp trẻ khám phá ích lợi và một vài tính chất của không khí
2. Phát triển : phát triển khả năng quan sát các hiện tượng, phát triển kĩ năng làm thí nghiệm
3. Giáo dục : biết bảo vệ môi trường, giữ gìn không khí sạch
II. Chuẩn bị
- Hộp sữa nguyên, hộp sữa đã dùng hết
- 3 ly , 3 đĩa, 3 nến
- Ống hút bằng số trẻ trong nhóm
- Hai chai, hai phễu, đất nặn
III. Hoạt động lồng ghép :
- Hoạt động âm nhạc
- Hoạt động LQVT

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
Hoạt động 1: Ổn định lớp
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi ngón tay: "Năm anh em".
- Cô cầm túi quả bóng bay mở nhẹ, áp vào tai true để nghe thấy tiếng xì hơi
Cô hỏi trẻ:
- Con nhận thấy điều gì ở quả bóng ?

- Theo con xung quanh chúng ta có không khí không?
Cô cho trẻ làm động tác bắt không khí, ....
Cô nói:
- Không khí có mùi gì? Màu gì? Có vị gìNếu không khí không màu, không mùi, không vị, vậy tại sao các con biết xung quanh mình có không khí?
- Muốn biết được điều đó các con hãy quan sát thật kỹ nhe
Hoạt động 2
Cô làm thí nghiệm 1:
- Cô cho từng trẻ cầm và quan sát hộp sữa
( bằng giấy )đã uống hết, hỏi trẻ đốn xem bên trong có gì không?
- Sau khi trẻ đã trả lời, cô dùng hộp sữa bóp nhẹ vào má trẻ, hỏi trẻ xem con có cảm giác như thế nào khi cô bóp nhẹ hộp sữa vào má con?
- Con cảm thấy mát chứng tỏ bên trong hộp sữa có chứa gì?
- Tiếp tục cho trẻ cầm và quan sát hộp sữa còn nguyên, hỏi trẻ xem bên trong có gì không?

Muốn rót sữa trong hộp ra thì phải làm cách nào? Cô đục lỗ nhỏ bên trên hộp, cho trẻ quan sát lượng sữa trong hộp chảy ra
- Lượng sữa chảy nhanh hay chậm?
- Muốn sữa chảy nhanh hơn thì phải làm ntn?
Cô bóc hết nắp trên hộp, sữa chạy rất nhanh
Cô hỏi vì sao bây giờ sữa chảy nhanh vậy?
- Cô kết luận: Hộp sữa kín thì không có không khí. Khi đục lỗ trên nắp hộp, trong hộp sẽ có không khí. Nếu lỗ càng rộng, không khí nhiều sẽ đẩy sữa chảy nhanh
- Cô đặt câu hỏi: vậy theo con không khí có cần thiết cho chúng ta không? Tại sao?
- Cho trẻ thử bịt mũi mình lại khoảng 5 giây xem cảm giác như thế nào?

Cô kết luận : không khí rất cần cho con người, con vật để thou.
- Không khí cũng rất cần thiết cho sự cháy, để hiểu được điều đó các con cùng tiếp tục quan sát thí nghiệm: "trò ảo thuật với cây nến"
Cô làm thí nghiệm 2:
- Trước khi tiến hành làm thí nghiệm cô cho trẻ đếm số lượng nến và dĩa, so sánh xem số nến và dĩa như thế nào so với nhau? Và cùng so sánh kích thước của 2 cái ly.
- Cô đốt 3 cây nến (đặt trên 3 cái đĩa), sau đó dùng 2 cái ly( 1 lớn, 1 nhỏ) úp 2 cây nến lại, 1 cây nến không úp ly, yêu cầu trẻ quan sát xem hiện tượng gì xảy ra?
- Kết quả: Cây nến úp ly nhỏ sẽ tắt trước, cây nến ở ly lớn sẽ tắt sau, còn cây nến không úp ly sẽ không tắt.
- Cô hỏi vì sao cây nến trong ly nhỏ lại tắt trước?
- Nến ở li nào sẽ tiếp tục tắt?
- Vì sao nến không có li úp lại không tắt?
- Cô kết luận: không khí cần cho sự cháy, càng nhiều không khí lửa càng cháy to.
Hoạt động 3: trẻ tự làm thí nghiệm
- Cô nêu tình huống: Không khí có cần cho chúng ta không? Tại sao?
- Vì sao khi ra đường, các con và mọi người phải đeo khẩu trang? Không khí bị ô nhiễm là do đâu? Muốn không khí ô nhiễm thì chúng ta phải làm gì?
- Kết thúc giờ học: cô cùng trẻ hát và vận động bài " Giọt mưa và em bé"