Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Mang thai: Hướng dẫn tập thể dục


Có những lợi ích to lớn để phải duy trì chương trình tập luyện của bạn trong suốt thời gian mang thai. Thường xuyên tập thể dục sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn và giảm các yếu tố rủi ro liên quan đến chuyện mang thai. Tập thể dục cũng có thể làm giảm nhiều tác dụng phụ lúc mới mang thai, như là mệt mỏi và ốm nghén.


Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc tập thể dục là khả năng giảm stress và cải thiện tậm trạng của bạn. Bản thân chuyện mang thai có thể gây căng thẳng. Suốt thời gian mang thai, bạn cũng sẽ đối mặt với những ảnh hưởng mà thực tế mới mẻ này tác động lên quan hệ của bạn với thế giới. Cảm giác, nỗi sợ hãi và mong đợi của bạn từ bản thân, gia đình và em bé sắp chào đời cũng quan trọng. Làm cho vấn đề càng thêm phức tạp, cảm xúc của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi lượng hoóc-môn thay đổi rất nhiều. Điều này đặc biệt đúng trong quý đầu tiên.

Tập thể dục 3 đến 4 lần một tuần, theo các khuyến cáo cho từng nhóm máu có trong các chương 3 đến chương 6, sẽ giúp bạn giảm stress, xua tan mệt mỏi, và cân bằng cảm xúc của bạn.

Tập thể dục cũng tốt cho con bạn. Các nghiên cứu cho thấy con của mấy bà mẹ tập thể dục khi đang mang thai có thể chịu được căng thẳng tốt hơn và hành vi thần kinh hoàn thiện hơn. Những đứa trẻ này có khả năng học hỏi từ lúc 5 tuổi và phát triển thần kinh ban đầu tốt hơn. Những phát hiện mới cho thấy thêm những lợi ích ngoài những cái đã biết của việc tập thể dục khi đang mang thai, bao gồm tăng cường hệ thống tim mạch, cải thiện thái độ và tâm trạng, sinh dễ và ít bị biến chứng, hồi phục nhanh hơn, và vóc dáng được cải thiện.

Ngoài lời khuyên dành riêng cho từng nhóm máu, tất cả nhóm máu nên ghi nhớ điều sau đây:
• Mọi bài tập thể dục nhịp điệu không có giá trị như nhau. Nếu việc tập thể lực thường xuyên của bạn là các môn thể thao tiếp xúc hoặc môn pa-tanh. Tôi khuyên bạn không nên tập những môn đó khi đang mang thai, để tránh mọi thương tổn có thể xảy ra cho vùng bụng.
• Tập thể dục nhịp điệu với những động tác ít ảnh hưởng. Nếu bạn đang học các lớp khiêu vũ hoặc vận động, hãy giữ chân trên sàn nhà. Không nhảy hay nhún nhảy, hoặc chọn những bài tập luyện như là đạp xe, bơi lội, hoặc đi bộ nhanh có ít hoặc không có nguy cơ bị va chạm..
• Tăng thời gian khởi động và co duỗi bắp cơ đúng cách trước khi tập
• Mặc áo ngực hỗ trợ tốt để bảo vệ ngực và giảm khó chịu, đặc biệt nếu đang cảm thấy đau ngực.
• Uống nhiều nước trong suốt buổi luyện tập thể lực.
• Đừng tập khi bụng đói. Hãy ăn nhẹ trước khi tập 30 phút.

THẬN TRỌNG KHI LUYỆN TẬP. Mặc dù tập thể dục khi đang mang thai nói chung là an toàn, nhưng các bà mẹ tương lai đang định tập thể dục nên biết các dấu hiệu cảnh báo. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xảy ra, hãy ngưng tập và liên hệ với bác sĩ của mình: đau bụng bất ngờ và dữ dội; co thắt tử cung kéo dài 30 phút khi đã dừng tập; chóng mặt; và chảy máu âm đạo. Những dấu hiệu khác cần theo dõi là bào thai giảm hoạt động, rối loạn thị giác, hoặc bị tê bất kỳ phần nào của cơ thể.

Đối với một số phụ nữ, như những người bị bệnh tim, máu đông, mới bị nghẽn mạch phổi, hoặc những người mang thai có nhiều ‘rủi ro', có thể không nên tập thể dục. Bác sĩ sẽ dựa trên toàn bộ tiền sử về sức khỏe của bạn để xem chuyện có thai có cần hạn chế, hoặc loại bỏ hẳn chuyện tập thể dục không.

Mamnon.com