Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đề tài: Cả nhà thương nhau (lớp Chồi )


Đề tài: Ca hát "Cả nhà thương nhau"

I. Mục đích:
- Trẻ hát đúng, rõ lời, biết nhún theo nhịp của bài hát. Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Biết hưởng ứng theo giai điệu nhẹ nhàng của bài hát. Hiểu nội dung bài hát nói về tình cảm của những người thân yêu trong gia đình.
- Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, phát triển tai nghe nhạc cho trẻ, trẻ thích nghe cô hát và có kỹ năng nhanh nhẹn qua việc chơi trò chơi.
- Trẻ yêu quý gia đình của mình, tôn trọng tình cảm của bố mẹ giành cho mình, biết yêu bố mẹ.
II. Chuẩn bị:

Nhạc: Cả nhà thương nhau, Múa cho mẹ xem, Chỉ có một trên đời.

III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Gợi hứng thú
"Xúm xít, xúm xít"
- Các con ơi! Biết tin lớp mình ngoan học giỏi có các cô trong trường về dự với lớp mình, chúng mình hãy nổ một ràng pháo tay chào mừng các cô nào!
- Về với lớp mình ngày hôm nay còn có 18 bạn nhỏ đại diện cho 18 gia đình nuôi con khoẻ dạy con ngoan của xã Yên Sơn, xin một tràng pháo tay chào mừng!
- Và bây giờ xin mời các bạn nhỏ hãy kể về gia đình của mình nào!
+ Gia đình con có những ai?
+ Ông bà, bố mẹ có yêu thương chúng mình không?
+ Chúng mình có yêu thương ông bà bố mẹ không? Yêu thương ông bà bố mẹ thì chúng mình phải làm gì?
-Các con ạ! Trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, ở đó mọi người luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, khi xa thì nhớ, khi gần nhau thì đầy ắp tiếng cười, đó là nội dung bài hát: "Cả nhà thương nhau" Sáng tác của Phan Quang Minh"

Hoạt động 2: Ca hát: "Cả nhà thương nhau" sáng tác: Phan Quang Minh
-Cô hát 2 lần
- Hỏi trẻ:+ Cô vừa hát chúng mình nghe bài hát gì?
+ Do ai sáng tác?
- Bây giờ bạn nào có thể lên hát bài hát này?( Trẻ hát xong cô khen trẻ)
- Chúng mình có muốn hát hay như cô và bạn không?
- Cả lớp hát 2 -3 lần
-Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả
- Lớp mình hát rất hay rồi bây giờ cô muốn sự thi đua của 3 gia đình:( Cô chia lớp thành 3 gia đình)
+ Gia đình số 1
+ Gia đình số 2
+ Gia đình số 3
( Cô khuyến khích và chú ý sửa sai cho trẻ)
- Trong lần thi đau này cô thấy 3 gia đình đều ngang sức ngang tài, nếu các thành viên trong 3 gia đinh giao lưu với nhau...( Mời mỗi gia đình một thành viên)
- Cho 2-3 nhóm lên biểu diễn( kết hợp với nhún hoặc sử dụng các dụng cụ âm nhạc)
- Trong khi các gia đinh giao lưu với nhau cô thấy có 1 bạn không chỉ hát hay mà...
( Gọi 1- 2 trẻ lên thể hiện)
-Để bài hát được hay hơn cô có 1 yêu cầu giành cho các gia đình, đó là hát theo tay nhạc trưởng...
- Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả
- Các con ạ! Bài hát: " Cả nhà thương nhau đã nói lên tình cảm của những người thân trong gia đình giành cho nhau đấy, trong gia đình mẹ là người rất thương yêu chúng mình, chúng mình hãy dùng đôi tay khéo léo của mình để "múa cho mẹ xem" nào!
(Hát múa: "Múa cho mẹ xem")
Hoạt động 3: Nghe hát: Chỉ có một trên đời, nhạc : Trương Quang Lục
- Các con ơi! qua bài hát "Múa cho mẹ xem" các bạn nhỏ đã thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ rồi, và có 1 bạn nhỏ rất yêu mẹ bạn đã so sánh mẹ với ông mặt trời chỉ có 1 mà thôi. Chúng mình cùng nghe cô hát bài hát : "Chỉ có một trên đời" nhạc của Trương Quang Lục xem bạn so sánh mẹ với những gì nhé!
( Cô hát 1 - 2 lần, hỏi tên bài hát , tên tác giả)
- Cô múa theo bài hát có lời
-> Cô vừa biểu diễn bài hát gì? Nhạc của ai?
Hoạt động 4: Trò chơi: ai nhanh nhất
Hôm nay chúng mình ngoan, học giỏi cô tặng chúng mình 1 trò chơi, đó là trò chơi: "Ai nhanh nhất"
- Cô giới thiệu trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi và luật chơi (cho trẻ chơi 3 - 4 lần)
- Trẻ chơi cô bao quát trẻ và khuyến khích trẻ chơi tốt.
- Các con ơi! Chúng mình vừa chơi trò chơi rất vui rồi, còn rất nhiều trò chơi cho các thành viên trong các gia đình, xin mời chúng mình cùng đi chơi với cô nào! ... (đi ra ngoài và hát bài hát: "Cả nhà thương nhau) -> kết thúc


Nhấn vào đây để tải bài giảng