Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bị sảy thai: Tất tần tật những điều cần biết



Khi que thử thai báo hiệu một mầm sống bắt đầu, hẳn bạn đã vui mừng và hạnh phúc biết bao nhiêu, thế nhưng rủi ro cũng có thể ập đến bất cứ lúc nào khiến bạn bị sảy thai và đau khổ. Làm thế nào để biết được mình bị sảy thai? Làm thế nào để vượt qua nỗi đau buồn để phục hồi sức khỏe và bắt đầu lại hành trình mang thai mới? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu trong bài viết này nhé!

 

Sảy thai là gì?
Sảy thai (sảy thai tự nhiên) là bị mất thai trước 20 tuần trong thai kỳ và thường xảy ra trong ba tuần đầu hoặc ba tháng đầu của thai kỳ.

Sảy thai với song thai
Phụ nữ mang thai song thai hoặc đa bội dễ gặp phải biến chứng như sinh non, tiền sản giật, sảy thai hoặc hội chứng thai đôi biến mất.

Hội chứng thai đôi biến mất xảy ra khi có một thai đột nhiên bị biến mất ở bà bầu mang song thai và nhiều trường hợp thai đôi biến mất được tái hấp thu vào nhau thai.

Nhiều trường hợp thai đôi biến mất xảy ra quá sớm trong thai kỳ khiến bạn không kịp biết rằng mình đã mang song thai.

Dấu hiệu sảy thai
Ở mỗi phụ nữ và ở mỗi giai đoạn mang thai sẽ xuất hiện các dấu hiệu sảy thai khác nhau. Có người dấu hiệu bị sảy thai rất rõ ràng, nhưng cũng có người hầu như không thấy dấu hiệu nên không biết mình bị sảy thai.

Dưới đây là một số triệu chứng sảy thai thường gặp:

+ Chảy máu âm đạo.

+ Chảy dịch âm đạo lẫn cục máu.

+ Đau bụng dữ dội hoặc bị co thắt tử cung mạnh.

+ Đau lưng từ nhẹ đến nặng.

Khi nhận thấy các dấu hiệu này, bạn nên tới ngay bệnh viện để thăm khám và siêu âm nhé.

Nguyên nhân gây sảy thai
Khi mang thai, thai nhi sẽ được nuôi dưỡng bởi hormone và chất dinh dưỡng từ cơ thể của người mẹ. Hầu hết các trường hợp bị sảy thai ba tháng đầu là do thai nhi không phát triển bình thường và có nhiều nguyên nhân gây ra như:

+ Do vấn đề di truyền hoặc nhiễm sắc thể.

+ Do nhiễm sắc thể giữ gen (nhiễm sắc thể X): Trong một bào thai đang phát triển, một bộ nhiễm sắc thể được đóng góp bởi người mẹ và một bộ khác của người cha sẽ gây ra những bất thường cho thai nhi như:

Suy thai trong tử cung: Phôi hình thành nhưng ngừng phát triển trước khi bạn thấy hoặc cảm thấy các triệu chứng mất thai.
Không có phôi thai: Không có hình thức phôi nào cả.
Chửa trứng toàn phần: Cả hai bộ nhiễm sắc thể đến từ người cha, không có sự phát triển của thai nhi.
Chửa trứng nửa phần: Các nhiễm sắc thể của mẹ vẫn còn, nhưng người cha cũng đã cung cấp hai bộ nhiễm sắc thể.
+ Do các tế bào của phôi phân chia hoặc do một tế bào trứng hoặc tinh trùng bị hư hỏng.

+ Do các vấn đề về nhau thai cũng có thể dẫn đến sảy thai.

+ Do điều kiện và thói quen sinh hoạt.

+ Do tình trạng sức khỏe và thói quen, lối sống.

*Lưu ý: Nhiều người cho rằng việc quan hệ tình dục hoặc tập thể thao sẽ dẫn đến sảy thai nhưng không đúng. Nếu bạn tập thể dục và quan hệ tình dục bình thường sẽ không gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi, trừ khi bạn tiếp xúc với hóa chất, bức xạ có hại hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh.

 


Uống thuốc có thể gây xảy thai hoặc dị tật thai nhi

Những yếu có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai
+ Chế độ ăn uống kém hoặc bị suy dinh dưỡng.

+ Sử dụng ma túy và rượu.

+ Mang thai khi cao tuổi. Phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ sảy thai cao hơn phụ nữ dưới 35 tuổi.

+ Bệnh tuyến giáp không được điều trị.

+ Vấn đề về nội tiết tố.

+ Tiểu đường không kiểm soát.

+ Nhiễm trùng.

+ Chấn thương.

+ Béo phì hoặc quá gầy.

+ Có vấn đề ở cổ tử cung.

+ Tử cung có hình dạng bất thường.

+ Huyết áp cao.

+ Ngộ độc thực phẩm.

+ Sử dụng thuốc chữa bệnh có các thành phần gây hại cho thai.

+ Có tiền sử bị sảy thai.

 


Chảy máu âm đạo nhiều có thể là bị sảy thai

Làm thế nào để biết bị sảy thai chứ không phải bị kinh nguyệt?

Rất nhiều người bị sảy thai trước khi biết mình mang thai, nhất là ở những tuần đầu của thai kỳ vì triệu chứng chảy máu âm đạo rất giống với kinh nguyệt bình thường.

Do đó, muốn biết mình có bị sảy thai hay không, bạn cần xem xét kỹ các triệu chứng sau:

+ Các triệu chứng: Khi bạn thấy tự nhiên bị đau lưng hoặc đau bụng dữ dội và âm đạo chảy dịch lẫn cục máu đông, rất có thể là sảy thai.

+ Thời điểm dễ bị sảy thai: Sảy thai thường xảy ra rất sớm trong thai kỳ, bạn có thể bị nhầm lẫn với kinh nguyệt. Tuy nhiên, sau tám tuần mang thai thì dấu hiệu sảy thai không còn giống với bị kinh nguyệt nữa.

+ Thời gian của các triệu chứng sảy thai: Các triệu chứng sảy thai thường kéo dài trong một khoảng thời gian và có thể diễn biến theo xu hướng nặng dần.

Nếu bạn bị chảy máu nhiều hoặc cảm thấy đang bị sảy thai, bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám nhé.

Các loại sảy thai thường gặp
Có nhiều loại sảy thai khác nhau, tùy thuộc vào triệu chứng của bạn và giai đoạn mang thai, cụ thể:

+ Sảy thai hoàn toàn: Tất cả các mô thai đã đều bị trôi ra ngoài âm đạo.

+ Sảy thai không hoàn toàn: Các mô thai đã trôi ra ngoài nhưng một số vẫn còn sót lại một phần.

+ Sảy thai bị bỏ lỡ: Phôi chết nhưng bạn không biết để lấy ra.

+ Sảy thai bị đe dọa: Chảy máu và chuột rút cho thấy khả năng sắp sảy thai.

+ Sảy thai không thể tránh khỏi: Xuất hiện chảy máu, co thắt và giãn cổ tử cung cho thấy chắc chắn sẽ bị sảy thai.

+ Sảy thai tự hoại: Nhiễm trùng đã xảy ra trong tử cung của bạn.

 


Hút thuốc lá dễ bị sảy thai

Cách phòng chống sảy thai
Sảy thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng nếu bạn chú ý đề phòng có thể làm giảm bớt nguy cơ rủi ro.

+ Bạn cần được chăm sóc trước khi sinh thường xuyên trong suốt thai kỳ.

+ Không được uống rượu, dùng ma túy và hút thuốc lá trong khi mang thai.

+ Bạn cần duy trì cân nặng khỏe mạnh trước và trong khi mang thai.

+ Nên đề phòng nhiễm trùng, bạn cần rửa tay kỹ và tránh xa những người bị bệnh.

+ Không uống quá 200mg caffeine/ngày.

+ Nên bổ sung vitamin trước khi sinh để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi.

+ Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau xanh.

Điều trị sảy thai như thế nào?
Nếu bạn bị sảy thai hoàn toàn thì không cần điều trị, tuy nhiên nếu bạn bị sảy thai nhưng còn sót lại các mô bên trong cơ thể thì cần đến ngay bệnh viện.

+ Bạn có thể để các mô còn sót lại tự thoát ra ngoài cơ thể.

+ Bạn có thể phải dùng thuốc để đẩy phần mô còn sót lại ra ngoài.

+ Trường hợp nặng hơn, bạn cần phải phẫu thuật để lấy phần thai còn sót lại.

 


Nên cất giữ những đồ dùng của em bé để bạn được nguôi ngoai nỗi đau mất con.

Phục hồi thể chất sau sảy thai
Thời gian phục hồi sau sảy thai tùy thuộc vào việc bạn đã mang thai được bao lâu. Và thông thường sau 4-6 tuần sảy thai bạn sẽ có kinh nguyệt trở lại. Để phục hồi sức khỏe, bạn cần thực hiện các điều sau:

+ Tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng cốc nguyệt san trong ít nhất hai tuần sau khi sảy thai.

+ Sau sảy thai có thể bạn sẽ trải qua các triệu chứng như khó ngủ, thiếu năng lượng và hay khóc. Bạn nên chia sẻ với mọi người để được động viên và hỗ trợ như:

Hãy nói với một ai đó trong gia đình về cảm xúc của bạn hoặc bạn cần được hỗ trợ như thế nào.
Hãy cất các vật dễ gợi lại kỷ niệm khi mang thai như quần áo bà bầu và đồ dùng cho bé cho đến khi bạn có thể bình tĩnh khi nhìn thấy chúng.
Thử một vài hình thức để tưởng nhớ tới em bé như trồng cây hoặc đeo một món đồ trang sức.
Đi trị liệu tâm lý nếu tinh thần của bạn quá suy sụp.
Tham gia vào các hội nhóm mẹ và bé để cùng nhau chia sẻ và đồng cảm. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Khi bạn trông mong từng ngày để được làm mẹ nhưng rủi ro ập đến, thai nhi bé nhỏ không thể chào đời, xin đừng quá đau buồn và bi quan về giấc mơ làm mẹ. Bạn nên hiểu rằng, bị sảy thai là một rủi ro hết sức bình thường, lỗi không phải do bạn. Hãy cố gắng vượt qua đau buồn, cân bằng lại cuộc sống và ổn định sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể mang thai khỏe mạnh vào lần tiếp theo và đừng quá lo lắng nhé.

Nguồn Marybaby