Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thực phẩm khiến trẻ càng ăn càng lùn tịt - nhẹ cân, tẩm bổ đến mấy cũng vẫn còi cọc


Bỏng ngô làm bằng lò vi sóng

Bỏng ngô lò vi sóng là món ăn nhẹ quen thuộc của trẻ em. Tuy nhiên, bỏng ngô được làm bằng vi sóng có thể giải phóng các hóa chất nguy hiểm. Chúng có chứa perfluorination được sử dụng trong giấy gói thức ăn nhanh, và khi chất này tích tụ quá nhiều có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ em và thậm chí có liên quan đến ung thư.

Mật ong

Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên nhưng mật ong, một loại thực phẩm thường rất bổ dưỡng, có thể cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh ngộ độc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch kém phát triển của trẻ em và có thể dẫn đến yếu cơ và các vấn đề về hô hấp. 100 trường hợp ngộ độc ở trẻ sơ sinh xảy ra hàng năm liên quan đến dùng mật ong.

Thực phẩm đóng hộp


Bisphenol-A (BPA) là một chất độc hại được tìm thấy trong nhiều vật liệu đóng gói chẳng hạn như nhựa. Yếu tố nguy hiểm này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, hệ thống sinh sản và não của chúng, và liên quan đến ung thư.

Xúc xích và thịt chế biến

18% nguy cơ ung thư đại trực tràng liên quan đến các loại thịt chế biến. Do đó, chúng ta nên hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến để giúp giảm nguy cơ ung thư.

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su không hề tốt cho trẻ em. Hầu hết kẹo cao su đều chứa lượng đường cao và có thể gây hại cho răng, gây sâu răng. Trong khi một loại kẹo cao su không đường có thể chứa sorbitol gây tiêu chảy. Nhưng điều thực sự nguy hiểm là vô tình nuốt kẹo cao su có thể gây nghẹt thở.

Mì ăn liền

Mì ăn liền được làm chủ yếu từ bột mì tinh luyện, không chứa bất kỳ vitamin thiết yếu và khoáng chất nào, do đó không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là thực phẩm cung cấp có năng lượng thôi.

Năng lượng chủ yếu trong mì tôm là chất béo và tinh bột. Vì thế, bé ăn nhiều thực phẩm này không chỉ đối mặt với nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có thể bị béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ, mì ăn liền thậm chí còn không thể cung cấp đủ lượng chất xơ thiết yếu do thường được chế biến từ bột mì tinh luyện.

Kẹo dẻo trái cây

Loại kẹo nổi tiếng có nguồn gốc từ Mỹ này được làm từ nước trái cây. Tuy nhiên, nhà sản xuất sử dụng rất nhiều đường trong quá trình sản xuất kẹo trái cây, do đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, kẹo dẻo trái cây cũng chứa nhiều phẩm màu để thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Thậm chí nếu được gắn mác “hữu cơ”, kẹo dẻo trái cây không bao giờ tốt bằng trái cây tươi.

Nếu các bậc phụ huynh muốn sử dụng kẹo dẻo trái cây làm đồ ăn vặt cho trẻ, hãy thay thế bằng trái cây tươi. Còn nếu sử dụng chúng để bổ sung vitamin, các bậc phụ huynh cũng không nên cho trẻ ăn nhiều.

Đồ uống có đường

Một lon soda có dung tích trung bình chứa khoảng 35g đường, trong khi lượng đường thường dùng cho một tách trà chỉ từ 8-10g. Ngoài việc cung cấp cho trẻ lượng calo dư thừa, nước soda cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ em gái. Mặc dù các công ty sản xuất nước soda đã đồng ý cắt giảm lượng đường trong sản phẩm của họ, nhưng nước soda không bao giờ có thể tốt hơn nước lọc.

Nguồn phunutoday