Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tất tật những cơn đau người phụ nữ phải trải qua bắt đầu từ khi mang thai đến sau khi sinh nở


 

Em bé là món quà quý giá nhất, nhưng để có được người mẹ đã phải trải qua rất nhiều cơn đau, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng với những ca sinh khó.

 

Có câu nói "cửa sinh như cửa tử", thời khắc sinh con thực sự rất quan trọng đối với người mẹ. Mang thai và sinh con là thiên chức của phụ nữ, nhưng để hoàn thành thiên chức này, người mẹ đã trải qua rất nhiều cơn đau từ lúc thụ thai cho đến khi sinh một đứa trẻ ra đời. Vậy nên mới thấy được, để có được một đứa con lành lặn, khỏe mạnh chào đời, phụ nữ phải chịu đựng bao nhiêu vất vả, cụ thể là rất nhiều cơn đau có thể xảy ra.

Những cơn đau khi mang thai
- Đau ngực

Sau khi phụ nữ mang thai, progesterone trong cơ thể thay đổi sẽ kích thích tuyến vú nên mẹ bầu sẽ bị căng tức vú, sưng và đau. Đừng lo lắng quá, vì những điều này là để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này. Những cơn đau kiểu này thường kéo dài 3-4 tháng đầu thai kỳ, nhưng cũng có một số người kéo dài suốt cả thai kỳ, đa phần sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng.

 


- Đau dạ dày

Trong giai đoạn trước khi mang thai, dạ dày và ruột cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của progesterone, mẹ bầu sẽ có những phản ứng về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ợ chua, trào ngược axit... rất giống với đau dạ dày.

Trong trường hợp này, bạn cũng đừng quá lo lắng, không nên ăn những thức ăn gây kích thích, tránh cảm lạnh, ăn ít bữa hơn.

- Nhức đầu

Ngoài ra, một số mẹ bầu trong giai đoạn đầu mang thai chóng mặt, đau đầu, đây là một trong những phản ứng đầu thai kỳ, thường hết trong khoảng tuần thứ 12. Nhưng nếu cơn đau kéo dài sau tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên đi khám kịp thời.

- Đau bụng

Sau khi mang thai, mẹ bầu thường cảm thấy những cơn đau quặn ở 2 bên bụng dưới, khi cử động sẽ rõ ràng hơn. Điều này là do cảm giác ngứa ran do tử cung mở rộng và dây chằng bị kéo giãn, bạn đừng quá lo lắng.

Để tránh tình trạng này, mẹ bầu không nên vận động mạnh và tránh kéo giãn dây chằng.


- Đau lưng

Càng về các tháng cuối thai kỳ, tình trạng đau lưng của mẹ bầu cũng sẽ lộ rõ. Điều này là do bụng bầu ngày càng lớn và trọng lượng cơ thể thay đổi, các cơn đau thường do cột sống bị chèn ép.

Các mẹ bầu không nên đứng hoặc ngồi lâu, thay đổi tư thế nhiều hơn, cần tập thể dục đúng cách khi mang thai.

- Đau mu

Đau mu cũng là một trong những cơn đau phổ biến khi mang thai. Đây cũng là một trong những nỗi đau khó quên trong đời, càng về cuối thai kỳ càng nghiêm trọng hơn.

- Đau chân

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu thường gặp tình trạng chuột rút vào ban đêm, điều này có thể bị nhiễm lạnh hoặc thiếu canxi. Mẹ bầu nên giữ ấm, bổ sung canxi hợp lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những cơn đau sau khi sinh
Tùy theo phương pháp sinh nở mà có những cơn đau khác nhau.

 


Khi mang thai, phụ nữ phải trải qua quá nhiều đau đớn. (Ảnh minh họa)

Sinh thường

- Đau trước khi chuyển dạ

Những cơn đau gò tử cung ban đầu có thể như muỗi đốt, sau đó là như bị cáu véo, bị đánh và cho tới nỗi đau không thể diễn tả thành lời. Cơn đau này kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, cả ngày lẫn đêm.

- Đau do tổn thương vùng kín

Hầu hết những người mẹ sinh thường đều phải đối mặt với nỗi đau khủng khiếp đó là rạch tầng sinh môn, thực sự rất đau và xấu hổ.

Tuy nhiên, quá trình này diễn ra ở giai đoạn thứ 2 của quá trình chuyển dạ, khi em bé chào đời, hầu hết các người mẹ chỉ muốn sinh con an toàn, điều này sẽ làm phân tán một phần sự chú ý của họ và sẽ không cảm thấy quá đau đớn nữa.


- Cơn đau co thắt tử cung sau sinh

Sinh con xong không phải là hết đau ngay, người mẹ sẽ bị co thắt tử cung sau sinh. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục của tử cung về kích thước và trạng thái ban đầu, đặc biệt khi cho con bú, cơn đau không kém cơn đau chuyển dạ.

 


Dù sinh thường hay sinh mổ, các mẹ đều phải chịu ít nhiều đau đớn sau khi sinh (Ảnh minh họa).

Sinh mổ

Nhiều bà mẹ chọn phương pháp sinh mổ vì sợ sinh thường quá đau đớn, nhưng mổ lấy thai không đơn giản như nhiều người nghĩ, nó vẫn có những cơn đau không thể chịu nổi.

- Đau khi đặt ống thông

Sinh mổ chắc chắn phải đặt ống thông tiểu, nhiều bà mẹ cảm thấy việc này đặc biệt đau đớn, xấu hổ và tâm lý không thoải mái.

- Đau vết mổ

Sinh mổ xét cho cùng là một ca mổ, nó cần được cắt từng lớp từ bụng ngoài cùng đến tử cung, sau khi em bé được đưa ra ngoài sẽ được khâu lại từng lớp một. Thuốc tê trong lúc mổ sẽ không cảm thấy quá đau nhưng khi hết tác dụng sẽ rất đau đớn.

- Đau co thắt sau sinh

Các mẹ đã từng sinh mổ cũng sẽ gặp phải các cơn co thắt sau sinh, nhân viên y tế sau khi mổ sẽ giúp mẹ ấn huyệt nhiều lần. Tưởng tượng vết mổ ban đầu đau, ấn trực tiếp vào gần vết thương, chẳng khác nào rắc muối vào vết thương, đau càng thêm đau.


Nguồn Pháp luật và bạn đọc