Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Cậu bé bị hóc xương cá nhưng không được lấy ra trong nửa năm, sự chủ quan có thể dẫn tới hậu quả khôn lường


 

Vì gia đình chủ quan nghĩ mảnh xương cá đã tự tiêu trong cơ thể, thế nên khi thấy đứa con trai ho khò khè kèm sốt cao, vội vàng đưa đến bệnh viện thì phát hiện ra nguyên nhân thực sự.

Ngày 13/10 vừa qua, tại Bệnh viện Trực thuộc Đại học Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã tiến hành một ca phẫu thuật cho cậu bé Lương Lương (2 tuổi), bị mắc xương cá suốt nửa năm.

Theo bác sĩ Trương Lập Binh, phó trưởng khoa Nhi tại bệnh viện này cho biết: "Cậu bé bị ho khò khè liên tục trong suốt 6 tháng, nhập viện trong tình trạng sốt cao. Khi kiểm tra, tôi nhận thấy có tiếng rì rào bên trong 2 phế nang phổi của cậu bé khác nhau. Qua lời kể của bố mẹ, chúng tôi biết được vào tháng 4 năm nay, cậu bé bị mắc xương cá, sau đó ho rất nhiều. Gia đình chủ quan nghĩ rằng, xương cá đã tự tiêu trong cơ thể cho đến khi nó di chuyển vào phổi, làm nhiễm trùng, gây sốt".


Cậu bé Lương Lương bị mảnh xương cá ghim vào phổi suốt nửa năm.

Từ những thông tin ban đầu cùng với kết quả chụp phim, bác sĩ tiến hành cuộc phẫu thuật lấy xương cá ra khỏi phổi. Sau 2 tiếng phẫu thuật, một chiếc xương cá hình tam giác dài 1cm được gắp ra. Vì nằm trong phổi quá lâu nên xương cá bị các mô phổi quấn lấy, xung quanh bám nhiều hạt nhỏ.


Chiếc xương cá hình tam giác dài 1cm được gắp ra trong phổi của cậu bé.

Mẹ của Lương Lương kể lại: "Sau khi ăn cơm với cá, thằng bé bị sặc, ho rất nhiều kèm thở khò khè. Vì thằng bé không hợp tác khám nên bác sĩ lúc đó chỉ chụp X-quang phổi nhưng cũng không phát hiện được gì. Lúc đó, gia đình nghĩ thằng bé thở khò khè là do bị dị ứng. Bác sĩ cũng đã cho thuốc, tình trạng cũng thuyên giảm nên gia đình nghĩ không có vấn đề gì. Thế nhưng gần đây, thằng bé lại ho khò khè kèm sốt cao, đến bệnh viện khám thì mới phát hiện ra phổi có vấn đề".

Bác sĩ Trương cũng nói thêm rằng: "Dị vật trong phế quản là một trong trường hợp cấp cứu phổ biến ở khoa Tai Mũi Họng, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trường hợp nhẹ nó có thể gây tổn thương ở phổi, nặng thì gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Bố mẹ cần chú ý khi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn uống, tăng cường giám sát để tránh trường hợp con cái đưa các dị vật nhỏ vào miệng".

Nguồn Nhịp Sống Việt