Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đánh giá, giám sát giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non


ĐÁNH GIÁ, GIÁM SÁT GIÁO VIÊN
TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

THÁNG 11/2006

Vụ GDMN -  Bộ Giáo dục và Đào tạo

 


1. Mục đích đánh giá, giám sát giáo viên:

 

l Hỗ trợ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ: lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục...

l Phát hiện các bất cập trong thực hiện chương trình GD.

l Điều chỉnh hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình.

 

2. Nội dung giám sát, đánh giá

 

   -   Lập kế hoạch

l Có đầy đủ các loại kế hoạch cho lớp: kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề/tháng, kế hoạch hoạt động…

l Bảo đảm thời gian theo đúng biên chế năm học.

l Bảo đảm sự phù hợp giữa MT, ND và hoạt động.

l Các nội dung kiến thức và kỹ năng được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Không có sai phạm nghiêm trọng trong cung cấp kiến thức.

l Thể hiện sự đa dạng về nội dung các chủ đề, dễ khai thác và có nhiều hoạt động hấp dẫn.

l Xây dựng và điều chỉnh kế hoạch có dựa trên việc đánh giá trẻ.

 

   -   Xây dựng môi trường giáo dục

 

l Môi trường lớp học do cô và trẻ cùng chuẩn bị, sắp xếp và được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện chủ đề.

l Môi trường phản ánh nội dung chủ đề và được bố trí hợp lý, linh hoạt các khu vực hoạt động: số lượng, vị trí, diện tích các góc hoạt động và các khoảng trống cho hoạt động nhóm lớn

l Đồ dùng, đồ chơi, học liệu được trẻ sử dụng: An toàn, đa dạng, hấp dẫn, có tác dụng kích thích trẻ hoạt động, khám phá, tìm kiếm thông tin, thực hiện ý định của trẻ và  rèn luyện các kỹ năng theo mục tiêu chủ đề.

l Các sản phẩm của trẻ được trưng bày và sử dụng trong các góc hoạt động.

l Có nơi cung cấp thông tin trao đối với phụ huynh phù hợp với chủ đề và thực tế.

 

-   Tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục

 

l Các hoạt động giáo dục/trò chơi  được tổ chức nhằm tới mục tiêu của chủ đề/bài học.

l Sử dụng những kinh nghiệm của trẻ, sản phẩm của trẻ, của cha mẹ trẻ,  môi trường sẵn có xung quanh và các vấn đề được trẻ quan tâm để tổ chức các HĐ giáo dục

l Quan tâm tới cá nhân trẻ và tạo cơ hội cho mọi trẻ đều được tham gia các họat động.

l Khuyến khích trẻ, sáng tạo, chia sẻ ý kiến, đặt các câu hỏi. Gợi ý và dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, tự lựa chọn, tự quyết định và thể hiện ý định cá nhân. Can thiệp hợp lý khi trẻ gặp trở ngại.

l Tổ chức các hoạt động/trò chơi một cách tự nhiên, cuốn hút trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ, phản ánh nội dung và tích hợp chủ đề.

 

-   Các biểu hiện của trẻ

 

l Trẻ hứng thú, tích cực với những hoạt động/trò chơi của chủ đề.

l Trẻ sử dụng hợp lý các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho các hoạt động của chủ đề.

l Trẻ chủ động làm việc và giao tiếp với nhau, với giáo viên.

l Trẻ độc lập, tự quyết định, nỗ lực hoàn thành công việc và sáng tạo.

l Trẻ sạch sẽ, hoạt bát, có nề nếp, thói quen tốt.

 

3.  Phương pháp giám sát, đánh giá

 

l Phỏng vấn trực tiếp (nếu cần)

l Xem sổ sách           

l Dự hoạt động – quan sát

l Trò chuyện với trẻ (nếu cần)