Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Phương pháp hướng dẫn cuộc thi : “Bé nhanh trí cho trẻ Mầm Non”


Phương pháp hướng dẫn cuộc thi : “Bé nhanh trí cho trẻ Mầm Non”
Trần Thị Hồng Sương.

Những nét chung của trò chơi:
    Cuộc thi “Bé nhanh trí” được tổ chức như một hoạt động lễ hội. Trong thời gian của một năm học có thể tổ chức nhiều lần. Cuộc thi đợc tổ chứ theo đội chung, trong mỗi phần thi có sự đánh giá và phần thưởng cho các nhân.
Công tác chuẩn bị đội hình:
    Phân nội dung chuẩn bị của những người tham gia cuộc thi theo nguyện vọng, không bắt buộc. Người phụ trách chuyên môn của một trường Mầm Non thường đảm nhiệm việc này và tổ chức các buổi học chuyên môn về sự phát triển các mặt nhân cách của trẻ. Về thành phần trẻ tham gia cuộc thi: thi trong lớp thì động viên tất cả các trẻ cùng tham gia. Thi giữa các lóp thì tất cả những trẻ thắng cuộc ở vòng thi đầu sẽ tham gia và cứ như vậy ở các vòng thi sau
Mối đội thường có 5 – 6 trẻ tham gia với tên gọi và biểu tượng riêng của đội mình.
Chuẩn bị địa điểm:
    Nên tổ chức cuộc thi cần phải đủ chổ cho các thành viên tham gia, ban giám khảo, khách mời, cổ động viên và chỗ để trẻ có thể tham gia các trò chơi và vận động, nhúm nhảy trong thời gian nghỉ giải lao.
Huớng dẫn viên:
    Người hướng dẫn cuộc thi phải là người có chuyên môn. Kinh nghiệm cho thấy là cần có hai người dẫn chương trình. Một người hướng dẫn trẻ trả lời các câu hỏi, hoàn thành những nhiệm vụ; người thứ hai tổi chức cho trẻ tham gia các trò chơi, hát, nhảy , múa....
Nhiệm vụ:
    Lựa chọn và chuẩn bị hệ thống bài tập mà trẻ cần hoàn thành trong cuộc thi là một phần rất quan trọng trong công tác chuẩn bị. Kinh nghiệm cho thấy rằng cần phải sử dụng từ 3- 4 loại bài tập trong một cuộc thi. Bài tập mỗi loại thường được sử dụng theo mục đích khác nhau.
Ví dụ: Nếu loại 1 là một loại bài tập theo tư duy logic, thì loại hai là loại tắc nghiệm bài đúng hay sai. Sự khác nhau giữa các loại bài tập sẽ cho chúng ta thấy khả năng của trẻ và điều này cúng tạo cơ hội chiến thắng cho những trẻ có khả năng tư duy theo nhiều cách khác nhau. Bài tập cho  loại một cần được sắp xếp theo nguyên tắc khó dần. Kinh nghiệm cho thấy có những trẻ có khả năng về mặt trí tuệ nổi trội hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Nưhngx bài tâp cuối là những bài tập khó đối với những trẻ trung bình. Với hệ thống bài tập như vậy, có thể cho chúng ta phát hiện được những trẻ có năng lực nổi trội.