Mang thai và sinh đẻ
   Thủ thuật rạch tầng sinh môn mẹ bầu sinh thường nên biết
 

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật nhỏ, khiến âm đạo rộng ra, giúp bé chào đời dễ dàng hơn.

Rạch tầng sinh môn là gì?

Rạch tầng sinh môn là một thao tác dạng cắt (rạch) vùng da từ âm đạo hướng xuống dưới hậu môn - còn gọi là vùng đáy chậu (vùng giữa hậu môn và cơ quan sinh dục) để tạo đường rộng cho em bé chui ra.

Rạch tầng sinh môn giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn và hạn chế rách âm đạo do rặn đẻ, nhất là trong lần sinh nở đầu tiên. Nhiều chuyên gia cho rằng, thủ thuật này giúp người mẹ tránh những rắc rối về sau như tình trạng tiểu không kiểm soát.

Rạch tầng sinh môn tốt hơn để rách tự nhiên

Dù thủ thuật rạch có thể gây chảy máu khi chuyển dạ, kéo dài thời gian đau khi phục hồi nhưng phương pháp này giúp vùng kín sẽ ít rách hơn ở lần sinh sau. Ngoài ra, thai phụ được rạch sẽ tránh được những vết rách nghiêm trọng (có thể là rách trực tràng). Không những thế, khi bị rách tự nhiên, vùng kín sẽ phục hồi chậm, bị đau nhiều hơn và khả năng đàn hồi ở các cơ xương chậu cũng kém hơn. Vết rách có thể ảnh hưởng đến cơ vòng ở hậu môn, gây khó khăn khi đi đại tiện hoặc "xì hơi".

Những trường hợp cần rạch?

- Người mẹ không biết cách rặn đẻ.

- Đầu của bé quá to so với âm đạo của mẹ.

- Thai trong tình trạng nguy hiểm.

- Trường hợp phải nhờ kẹp forcep (dùng để kẹp vào đầu bé, giúp lôi bé ra ngoài dễ hơn)...


Mối nguy với sức khỏe

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật không còn xa lạ với thai phụ hiện nay. Nó có thể kèm theo một số nguy cơ như sau cho người mẹ:
- Nhiễm khuẩn.

- Ra máu.

- Sưng phù.

- Thâm tím.

- Đau ở chỗ rạch trong một khoảng thời gian.

Những mũi khâu

Sau khi hoàn thành công cuộc sinh nở, người mẹ sẽ được bác sĩ khâu lại chỗ vừa bị rạch. Tất nhiên là cần một khoảng thời gian nữa thì vết thương mới lành hẳn. Khi khâu, bác sĩ thường dùng chỉ tự tiêu nên sau đó, chỉ sẽ tự biến mất chứ không phải mất công đi tháo chỉ.

Nhiều người mẹ cảm thấy cơn đau còn kéo dài 1-2 tuần sau đó. Trong khi một số khác bị đau hàng tháng, hoặc lâu hơn.

Thời điểm lành vết khâu

Đáy chậu hoàn toàn hồi phục khoảng 6 tuần sau sinh. Một số người mẹ có cảm giác hơi căng tức ở vết khâu nhưng nếu bác sĩ nói rằng không vấn đề gì thì bạn không cần lo lắng. Trong lần quan hệ đầu tiên sau sinh, cần chú ý tắm nước ấm và thêm nhiều thời gian cho khúc dạo đầu. Có thể chọn tư thế "phụ nữ bên trên" để dễ dàng điều chỉnh sự xâm nhập và cảm giác thoải mái. Cũng có thể dùng dầu bôi trơn dạng nước để cuộc "giao ban" suôn sẻ hơn. Dầu trơn là công cụ hiệu quả trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ vì khi ấy, âm đạo thường khô đi do estrogen giảm.

Theo Trí thức trẻ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lưu ý mẹ bầu ăn ngao và ăn đậu phụ (16/9)
 3 loại quả tăng miễn dịch cho mẹ bầu (16/9)
 Gây tê ngoài màng cứng - thủ thuật giảm đau cho mẹ bầu sinh thường (14/9)
 Thủ thuật rạch tầng sinh môn mẹ bầu sinh thường nên biết (12/9)
 Thực phẩm bất lợi cho mẹ và thai (12/9)
 Mẹ bầu tăng cân ít: rắc rối đáng lo nhưng dễ khắc phục (11/9)
 27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu (11/9)
 Những dấu hiệu sau khi sinh cần gặp bác sĩ ngay (10/9)
 3 vấn đề phiền toái về nước ối trong thai kỳ (9/9)
 Tăng cân nhiều = mẹ hại chết con (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i