Giáo dục mầm non
   Chuẩn bị cho bé vào mẫu giáo
 
Bắt đầu đến với trường mẫu giáo, đó là một niềm vui hay là sự sợ hãi, nỗi kinh hoàng đối với chính phụ huynh và với trẻ?

Mặc dù con của bạn chỉ tới trường vài giờ trong một tuần, hoặc vài giờ trong một ngày; nhưng sự thật thì có quá nhiều thứ để làm và lo nghĩ về nó: Chương trình nào là tốt nhất cho con bạn? Con đường nào là chuẩn bị tinh thần cho trẻ không bị shock khi đến với một môi trường mới?...

Mời các quý phụ huynh có con em chuẩn bị tới trường mẫu giáo hãy tìm hiểu sự thay đổi này, tham khảo những cách chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đến trường mẫu giáo (một cách vô cùng dễ dàng như bạn đang học bảng chữ cái ABC thôi ^__^  )
Trước hết cần phải xác định những câu hỏi và câu trả lời đáp ứng được những thắc ắc của bạn xung quanh vấn đề chọn trường cho bé:
- Nắm chắc chương trình giảng dạy đang được tiến hành tại trường đó.
- Cấu trúc chương trình dạy năm đầu cho trẻ.
- Hỏi rõ kinh nghiệm của một phụ huynh có con đã hoặc đang học trường đó.

I___ Ngôi trường nào thích hợp cho đứa con "đặc biệt" của bạn?
Bất kể con của bạn là một đứa trẻ "đặc biệt", tức gọi nôm na là "trẻ khuyết tật", đứa trẻ đó là một đứa trẻ quá rụt rè nhút nhát, hay là một đứa trẻ ương bướng, hiếu động quá mức... bạn đều muốn có một ngôi trường mẫu giáo thực sự phù hợp và tại đó con bạn có điều kiện để phát triển hết mức có thể.

Nếu bé của bạn thuộc trẻ khuyết tật hay thuộc nhóm trẻ cần sự giúp đỡ đặc biệt trên, bạn có thể sẽ tự đặt ra rất nhiều câu hỏi cho sự lựa chọn ngôi trường đầu tiên cho bé: Chương trình nào là phù hợp với sự phát triển của con bạn? Dựa vào đâu để bạn có thể lựa chọn ngôi trường đúng là giành cho con mình? Sau đây là những câu trả lời cần thiết làm đơn giản hoá tất cả những thắc mắc nặng nề của bạn.

Câu hỏi 1: Bạn có quyền làm gì?
Theo luật, bất kể những trẻ em trong độ tuổi 3- 5 tuổi dù khiếm khuyết khả năng nào đấy hay chức năng nào đấy đều có thể được học tại một trường mẫu giáo miễn phí đặc biệt và được tạo những điều kiện tốt nhất để phục hồi những năng lực vốn có. Để xác định rõ khả năng có thể tác động được những gì, bé của bạn cần được đánh giá bởi một hội đồng tiền học đường của địa phương. Những bài test miễn phí sẽ giúp bạn phân loại mức độ khuyết tật của con mình, có thể là thị lực, sự suy giảm thính lực, mức độ rối loạn phát triển như hội chúng Down hoặc sự teo hoá cơ vận động...

Câu hỏi 2: Bạn nên bắt đầu từ đâu?
1- Hãy tìm đến tổ chức giáo dục trẻ em đặc biệt tiền học đường để tìm hiểu về những chương trình giáo dục tại địa phương có thể phù hợp với tình trạng của bé. Nếu con bạn cần sự can thiệp sớm, hãy yêu cầu được biết về những can thiệp có thể có trong chương trình chăm sóc và giáo dục địa phương dành cho trẻ khuyết tật.

2- Hãy liên hệ với một ngôi trường đại phương và đảm bảo rằng con bạn có một chỗ trong danh sách trẻ của trường. Một đội ngũ chuyên gia đánh giá thường bao gồm: Bác sĩ tâm lý, bác sĩ vật lý trị liệu, giáo viên... sẽ hướng dẫn bạn làm một bản test phát triển cho con bạn, và qua đó đội ngũ chuyên gia này sẽ hướng dẫn bạn theo dõi sự phát triển trong quá trình học tập của con bạn. Nếu thực sự con bạn cần một chương trình giáo dục đặc biệt, trường sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên xác đáng về chương trình giáo dục cần thiết phù hợp với cá nhân bé.
3- Hãy hội ý, bàn bạc và hỏi ý kiến từ tổ chức giáo dục đặc biệt nơi mà sẽ cung cấp cho con bạn một sự giáo dục phù hợp, có thể đó chỉ là một chương trình ngắn hạn, hay dài hạn, mục tiêu trước mắt hay lâu dài có thể đạt được... Bộ phận giáo dục đặc biệt sẽ lập riêng cho con bạn một chương trình riêng. Con của bạn có thể được học tập trong một môi trường nhất định, điều đó có nghĩa là nếu có thể, con bạn sẽ có cơ hội để học tập hoà nhập cả với những đứa trẻ không thuộc nhóm đối tượng "đặc biệt" hay "khuyết tật".

Câu hỏi 3: Đâu là sự lựa chọn cần thiết?
Chương trình có thể thay đổi tuỳ theo từng địa phương, và có thể đó là một chương trình dài hạn, ngắn hạn. Đây là những lựa chọn mà bạn có thể tham khảo:

1- Một chương trình độc lập đặc biệt:
Con của ban sẽ được ở một lớp chỉ bao gồm những đứa trẻ đặc biệt hoặc có tình trạng khuyết tất giống như con bạn. Con bạn sẽ được chỉ dẫn trực tiếp từ giáo viên đào tạo trong một chương trình dành riêng cho trẻ "khuyết tật". Tuy nhiên điều này sẽ tạo cơ hội cho con bạn được phát triển ngang hàng với những đứa trẻ có cùng mức độ phát triển giống con bạn, những kỹ năng, những ứng xử cần học. Những chương trình này có phạm vi cấu trúc khá rộng và được khuyến khích.

2- Một chương trình giáo dục đặc biệt trong tập thể
gồm cả những trẻ bình thường không khuyết tật (Giáo dục hoà nhập) Những đứa trẻ khuyết tật hoặc những trẻ có khả năng phát triển thấp khi tham gia chương trình giáo dục mẫu giáo từ một tổ chức tiền học đường nào đó có thể nhận được sự chăm sóc trong đó có sự tác động qua lại cả giữa những trẻ có tình trạng như trẻ hay những đứa trẻ bình thường.

3- Mô hình giáo dục truyền thống
Con của bạn có thể tham gia một chương trình giáo dục bình thường của địa phương, và trường địa phương đó có thể sẽ cung cấp một chương trình giáo dục đặc biệc để dạy hay tư vấn những trẻ em "đặc biệt" giống con của bạn. Điều đó nghĩa là giáo viên sẽ gặp hội đồng đặc biệt chuyên gia (Bác sĩ trị liệu, bác sĩ tâm lý, giáo viên...) - đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho con của bạn nếu như trẻ thuộc nhóm trẻ không thực sự quá khuyết tật (khuyết tật nhẹ). Tuy nhiên bạn cần phải có một khoản fí trả trước cần thiết. Trường địa phương không cung cấp những chương trình giáo dục cá nhân như thế này miễn phí mặc dù bạn đã phải trả lệ phí chung cho chương trình đại trà.

4- Kế hoạch phù hợp.
Nếu trường địa phương yêu cầu bạn có một chương trình nửa buổi đặc biệt, có nghĩa là một ngày gồm cả chương trình đặc biệt và chương trình đại trà bình thường, đây là một lợi thế và sự may mắn cho con của bạn vì thường nếu chương trình như vậy là miễn phí. Thường thì đây là một chương trình giáo dục đặc biệt nhằm mục tiêu hoà nhập một cách tự nhiên cho trẻ khuyết tật nhẹ với trẻ bình thường của địa phương.

Câu hỏi 4: Ngôi trường nào thích hợp nhất cho trẻ?
"Điều đó phụ thuộc vào ưu thế củ chương trình giáo dục trẻ khuyết tật. Nếu mục tiêu của trường tiểu học là sự hoà đồng xã hội, một ngôi trường mẫu giáo cộng đồng đại trà của địa phương có thể rất tốt. Tuy nhiên nếu mà bạn muốn con bạn được giáo dục hình thành các kỹ năng và một sự lựa chọn tốt hơn có thể là một ngôi trường mẫu giáo đặc biệt, những điều sau sẽ giúp bạn thấy rõ, nhớ rằng:

1- Tìm hiểu chương trình:
Hãy nói với hiệu trưởng và giáo viên, giải thích những khó khăn của con bạn. Chắc chắn rằng đội ngũ giáo viên của trường sẽ cố gắng điều chỉnh chương trình của trường cho phù hợp với con bạn. Chương trình giáo dục cho con bạn cần được mọi người để tâm và ủng hộ, những đứa trẻ chuẩn bị đến trường mẫu giáo bao giờ cũng có những điều cần thiết đặc biệt. Nếu như bạn đang tìm kiếm một chương trình giáo dục truyền thống của đại đa số cộng đồng thì cũng chắc chắn rằng đội ngũ giáo viên trường phải có kinh nghiệm và trong chương trình giáo dục của trường cũng phải có một chương trình dành riêng cho trẻ đặc biệt, những lớp giáo dục đặc biệt.

2- hãy hỏi về chương trình giáo dục:
Nền tảng xuất phát của chương trình, đâu là trọng tâm, đâu là mục tiêu giáo dục của trường...

3- Thảo luận với hội đồng giáo dục địa phương về những gì con bạn sẽ được giáo dục:

CÁC GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĐẾN TRƯỜNG MẪU GIÁO

1- trước 12 tháng:
Tìm hiểu những trường mẫu giáo tại địa phương hoặc địa bàn nơi bạn đang sống: các thức quản lý, dinh dưỡng, chương trình dạy học...
Thăm một số trường bạn thích hoặc thấy ấn tượng trong giờ học, hoặc giờ chơi.
Một vài trường có tổ chức những tour tham quan chính thức, trong khi một số trường khác lại yêu cầu bạn phải đặt cọc một món tiền nho nhỏ để đảm bảo vị trí chính thức của con bạn trong trường ở năm học sắp tới.

2 - Trước 4 tuần:
Cân nhắc lại xem chương trình của các trường, tìm hiểu xem giáo viên sẽ giúp đỡ trẻ hòa nhập vào trường lớp, bạn bè thế nào.

Cần điều chỉnh kế hoạch, thời gian biểu của con bạn (nhất là giờ ngủ, những giấc ngủ ngắn) cho phù hợp với kế hoạch, chế độ sinh hoạt ở trường mẫu giáo sắp tới để giúp trẻ quen dần.

Bắt đầu nói với con bạn về trường mẫu giáo mà bé sẽ được đến học, nhưng hãy nói một cách tự nhiên, làm như tình cờ. Có thể đề cập khi con bạn đang vẽ, ví dụ: "Đó là một nơi có rất nhiều niềm vui, nhiều bức tranh đẹp... Cũng nên nhớ rằng chỉ cần gợi cho con bạn hình dung và cảm thấy bị lôi cuốn; đừng nên nhồi nhét quá nhiều. Hãy mang tới một cách nhẹ nhàng và tế nhị một bí mật về ngôi trường trẻ sẽ tới.

3- Trước 3 tuần:
Đọc sách báo về trường, để làm cho con bạn hiểu hơn, có một ý niệm hình dung về trường mẫu giáo. Những câu chuyện sẽ lôi cuốn trẻ tham gia vào những cuộc hội thoại mà chủ đề chính là ngôi trường đó. Nhưng đừng chỉ tập trung duy nhất vào loại sách báo này, hãy đọc cho trẻ cả những câu chuyện ưa thích của trẻ như bình thường.

4- Trước 2 tuần:
Mua sắm đồ dùng đến trường cho trẻ. Hãy để trẻ giúp bạn mang những đồ vật mới này: quàn áo, giày mũ, những đôi tất mới, balô... Những niềm vui nho nhỏ này sẽ khiến trẻ hứng thú, háo hức được tới trường hơn.

5- Trước 1-2 tuần:
Nếu có thể, hãy dắt con bạn đi ngang qua trường, hoặc vào tận trường, đi thăm sân, tới từng lớp học, cho con bạn ngồi chơi với xích đu, những đồ chơi trong sân... và thậm chí có thể cho con bạn nhìn qua cửa sổ lúc các bạn khác đang chơi, học. Điều này sẽ làm con bạn có một hình dung ban đầu về cuộc sống ở trường mẫu giáo.

6- Trước 1 tuần:
Hãy cho trẻ đọc tên, gọi tên các đồ vật có trong phòng học.
Hãy cho trẻ được gặp cô giáo và thăm quan lớp học. Nếu có thể mời cô giáo đến nhà nói chuyện một chút với trẻ. Thêm vào đó có thể cho trẻ gọi tên hay biết tên một số bạn trong lớp. (dù trẻ chưa gặp mặt)

7 - Trước 1 ngày:
Chuẩn bị mọi thứ thật sự chu đáo: quần áo, balô, giầy dép, ảnh... máy ảnh, máy camera... Hãy nhớ rằng ngày mai chính là ngày đầu tiên con bạn trở thành một "sinh viên mẫu giáo", bắt đầu một bước ngoặt lớn của cuộc sống. Nhưng đừng sợ hay lo lắng, hồi hộp, hay luôn tạo không khí vui tươi, chơi đùa với trẻ.

8- Ngày đầu tiên đi học
Bạn hãy cho phép mình có thời gian đến lớp với trẻ, cùng trẻ ở lớp một lúc, thấy bạn ở trong lớp sẽ khiến trẻ cảm thấy nhanh chóng quen hơn. Nhiều trường cũng yêu cầu phụ huynh ở lại lớp trong giờ học đầu tiên, ít nhất là trong buổi đầu của trẻ.

9- Trong một vài tuần đầu:
Những đứa trẻ sẽ quen dần với sự thay đổi. Nếu cóthể, hãy cùng trẻ ở lại lớp học trong thời gian mà trẻ cần, trao đổi với giáo viên, chơi đùa với trẻ.

Ngoc Mai (mammon.com)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hội nghị tổng kết công tác thi đua nghành GD&ĐT Vùng 7 năm học 2006-2007 (26/6)
 TP.HCM: Vẫn thiếu chỗ học cho trẻ mầm non (26/6)
 MN Vành Khuyên: Trường mầm non đầu tiên của huyện Nhà Bè đạt chuẩn. (25/6)
 Trí tuệ bình thường, trẻ vẫn khó học (25/6)
 Trường mầm non 1 triệu USD (25/6)
 Khai mạc Hội chợ - triển lãm sách - thiết bị giáo dục (22/6)
 Hội nghị cộng tác viên tạp chí GDMN (21/6)
 TP.HCM: Năm học 2007 - 2008 học phí tăng gấp đôi (20/6)
 Hội chợ Triển lãm Sách - Thiết bị Giáo dục Tp Hồ Chí Minh năm 2007 đã tổ chức họp báo giới thiệu về hội chợ. (20/6)
 Đâu là "giá trần" học phí mầm non ngoài công lập? (18/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i