Sức khoẻ
   Số ca mắc tay chân miệng trong cả nước tăng vọt, đã có hơn 10.000 ca
 

 

Số ca mắc tay chân miệng ghi nhận chủ yếu ở các cơ sở giáo dục mầm non, trong dó trên 90% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh.


TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 10.196 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

 

Trong đó, các tỉnh khu vực phía Nam ghi nhận trên 7.500 ca, chiếm 74,1% tổng số ca mắc tay chân miệng của cả nước. Miền Bắc ghi nhận trên 1.300 ca, miền Trung khoảng 1.000 ca; khu vực Tây Nguyên ghi nhận ít nhất với 200 ca mắc.

 

(Ảnh minh họa).


Số ca mắc tay chân miệng ghi nhận chủ yếu ở các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó trên 90% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh, không ghi nhận ca tử vong.

 

Bệnh tay chân miệng đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh, dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh khi trẻ sinh hoạt tập thể tại cơ sở giáo dục mầm non.

 

Cao điểm của bệnh tay chân miệng là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie vi rút A16 và Enterovirus 71 (EV71). Do đó, Bộ Y tế dự báo, trong thời gian tới, có thể gia tăng ca mắc tay chân miệng.

 

Theo các chuyên gia, bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh thường từ 3-7 ngày. Khi mắc bệnh tay chân miệng, triệu chứng ban đầu ở trẻ có thể là sốt và thường kèm theo đau họng. Trẻ cảm giác khó chịu và xuất hiện tình trạng biếng ăn.

 

Khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng, họng, lưỡi, bên trong má khiến bé đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, chảy dãi, quấy khóc. Tiếp theo đó, phát ban dạng phỏng nước sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông.

 

Bệnh tay chân miệng nếu nhẹ thì chỉ gây sốt trong vài ngày, các dấu hiệu và triệu chứng cũng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bé không được điều trị kịp thời, hoặc bé mắc tay chân miệng do virus Enterovirus 71 thì sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng như: Biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não), biến chứng tim mạch, hô hấp (viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch) có thể dẫn đến tử vong...

 

Chính vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan mà cần sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh, đưa con đi khám để xác định đúng chủng virus gây tay chân miệng, từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời cho trẻ, tránh những biến chứng đáng tiếc.

 

Theo Giaoducthoidai

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách phòng bệnh viêm mũi lúc giao mùa cho con (2/4)
 Nhận diện các triệu chứng và biến chứng của bệnh ho gà ở trẻ nhỏ (28/3)
 Nguy cơ thoái hóa khớp ở trẻ nhỏ sử dụng điện thoại quá nhiều (19/3)
 Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên ghi nhớ '5 điều cấm kỵ' này, nếu không trẻ dễ dính viêm phổi, viêm phế quản và còn lâu mới khỏi bệnh (11/3)
 Tại sao cần cho trẻ khám mắt trước khi đi học? (26/2)
 5 dấu hiệu trẻ bị tật khúc xạ (19/2)
 Phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ dịp Tết (29/1)
 Trẻ biếng ăn, thường xuyên mắc bệnh là do đâu? (26/1)
 Báo động: Trẻ thừa cân béo phì nhiều hơn trẻ suy dinh dưỡng (17/1)
 5 lưu ý giữ ấm cho trẻ đúng cách vào mùa đông (12/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i