Thơ - Truyện - Đồng dao tự sáng tác
Câu đố theo chủ đề
Tiết dạy tham khảo
Hoạt động của bé
Đồ dùng đồ chơi
Hình cho in - download
Trò chơi phát triển
Thơ - truyện mới
Thơ truyện mầm non
  Nhà trẻ  
  Mầm  
  Chồi  
    
Môi trường mầm non
Bạn có thể làm chết con mình nếu tự mua thuốc giảm đau cho trẻ uống để chống lại cơn đau bụng, vì có thể trẻ bị vỡ ruột thừa mà không biết.

Theo bác sĩ Bùi Ngọc Lâm, Phó trưởng Phòng khám ngoại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), đau bụng dữ dội ở có trẻ có thể là biểu hiện đau ruột thừa. Dù rất xót con, bạn cũng không nên cho trẻ uống thuốc giảm đau vì thuốc sẽ che lấp các triệu chứng bệnh, khiến bác sĩ rất khó chẩn đoán, và sự chậm trễ này có thể khiến ruột thừa vỡ ra, khiến trẻ tử vong do viêm phúc mạc hoặc sốc. Điều cần làm là mang trẻ đi khám và thực hiện những gì bác sĩ hướng dẫn.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo phụ huynh nên tránh những sai lầm sau:

Ảnh: Corbis.

Kiêng tắm
Các bà mẹ Việt Nam thường kiêng tắm cho con khi trẻ ốm, đặc biệt là khi bị sởi, thủy đậu, những bệnh mà dân gian cho là cần kiêng nước, kiêng gió. Bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, khẳng định không có chống chỉ định nào cho việc tắm, nghĩa là dù ốm đau, trẻ vẫn cần được đảm bảo vệ sinh cơ thể. “Ở nước ngoài, ngay cả những trẻ bị bệnh nặng, phải thở máy cũng được y bác sĩ tắm”, bà Nhi nói. Nếu không tắm, trẻ sẽ ngứa ngáy khó chịu và càng mệt mỏi thêm, chưa kể nguy cơ viêm da, nhiễm trùng.

Tuy nhiên, khi con không khỏe, bạn nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và nên tắm nhanh ở nơi kín gió.

Ủ quá kín
Đây là sai lầm hay gặp nhất ở những bà mẹ có con sơ sinh hoặc chưa đầy năm. Những lúc bé "se mình", phụ huynh càng sợ con bị lạnh và ra sức ủ kín. Bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng phòng khám Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết rất nhiều người mang con đến khám, ngay giữa thời tiết nóng vẫn mặc cho trẻ nhiều lớp áo và ủ bằng chăn. Có trẻ bị sốt vẫn được ủ chặt, làm sốt cao hơn. Có những trẻ vì bọc kín quá, mồ hôi ra nhiều, lại thêm kiêng tắm nên da bị viêm mủ.

Những trẻ bị cảm, ho cũng hay được mặc quá nhiều quần áo. Mồ hôi ra ở lưng khiến trẻ nhiễm lạnh, càng dễ viêm phế quản và phổi.

Dùng thuốc cầm khi bị tiêu chảy
Thấy con đi ngoài nhiều lần, nhiều phụ huynh tự mua thuốc cầm tiêu chảy cho con uống. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, điều này rất không tốt. Khi trẻ bị ngộ độc, viêm ruột hay rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là một phản ứng của cơ thể để loại bỏ chất độc ra ngoài. Nếu bạn ngăn cản quá trình này, chất độc sẽ được giữ trong cơ thể trẻ và gây hại. Mặt khác, một số thuốc cầm tiêu chảy có thể tác động xấu tới trẻ em.

Do đó, khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần, cha mẹ nên cho uống nhiều dung dịch oresol để bù nước và điện giải, và đưa đi khám. Bác sĩ sẽ là người quyết định có dùng thuốc hay không và dùng thuốc gì.

Dùng kháng sinh khi trẻ ho
Bác sĩ Lộc cho biết, viêm đường hô hấp gây ho ở trẻ có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu do virus, bệnh sẽ không khỏi nếu dùng kháng sinh, và vì vậy nó chỉ hại người và khiến vi khuẩn nhanh kháng thuốc. Vì vậy, tốt nhất là cho con đi khám ngay, hoặc dùng các bài thuốc dân gian như quất hấp mật ong, húng chanh hấp mật ong…, sau vài ngày không giảm, nên đưa đến bác sĩ.

Theo Báo DaiViet
 In Trang này   



Các bài viết khác:
 Paracetamol có thể gây ra chứng hen suyễn ở trẻ nhỏ (26-09-2008)
 Chọn đồ dùng khi tắm bé (26-09-2008)
 Giúp bạn nhận biết các kiểu ho ở con trẻ? (25-09-2008)
 Học... làm người bình thường (25-09-2008)
 Cẩn thận với các đồ chơi có nhạc (25-09-2008)
 Bệnh són tiểu – Bài tập Kegel (25-09-2008)
 Tập đi cùng bé yêu (24-09-2008)
 Bảo vệ khi trẻ lên một (24-09-2008)
 Mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới 1 tuổi (24-09-2008)
 Trẻ em dưới 3 tuổi không nên uống trà sữa trân châu (23-09-2008)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...