Thơ - Truyện - Đồng dao tự sáng tác
Câu đố theo chủ đề
Tiết dạy tham khảo
Hoạt động của bé
Đồ dùng đồ chơi
Hình cho in - download
Trò chơi phát triển
Thơ - truyện mới
Thơ truyện mầm non
  Nhà trẻ  
  Mầm  
  Chồi  
    
Môi trường mầm non
Pha đúng hướng dẫn, cho bé uống từ từ, ít một sẽ phòng được mất nước, rối loạn điện giải ở trẻ đi ngoài (Ảnh: H.Hải)
“Dung dịch oresol đã cứu hàng triệu trẻ em bị tiêu chảy cấp khỏi cái chết. Thế nhưng nếu pha và cho bé uống oresol không đúng cách, bé cũng có thể bị tử vong vì ngộ độc oresol”, TS Nguyễn Văn Bàng, khoa Nhi BV Bạch Mai cảnh báo.

Pha sai hướng dẫn: Tai hại
TS Bàng cho biết, nguyên nhân tử vong ở trẻ tiêu chảy cấp chủ yếu do mất nước và muối, đường... Oresol pha vào nước theo đúng quy định khi cho trẻ uống sẽ có tác dụng bù lượng nước, muối, đường đã mất. Nhưng nếu pha không đúng quy định sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, trẻ có thể tử vong.

Trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh không biết cách pha cũng như cho trẻ uống oresol đúng cách đã khiến trẻ bị nguy hiểm đến tính mạng.

Rất nhiều cách pha oresol phản khoa học của nhiều phụ huynh mà TS Bàng đã gặp như chia nhỏ lượng thuốc, mỗi lần cho vào một cái chén con cho bé uống khiến tỷ lệ pha là rất đặc so với khuyến cáo mà không lường hết những hiểm họa có thể xảy đến với trẻ.

“Khi trẻ bị tiêu chảy, tình trạng mất nước trầm trọng khiến bé rất khát nước. Trong khi đó, oresol có thành phần là muối, đường… lại được pha đặc hơn so với khuyến cáo nên khi bé uống, không khác gì uống một cốc nước muối khiến bé càng khát hơn. Khát nước, bé đòi uống nước, người thân lại tiếp tục cho uống dung dịch oresol pha đặc này… Lẽ ra, một gói oresol theo chỉ dẫ phải pha với 200ml nước đun sôi để nguội nhưng thực tế bé lại uống cả gói thuốc chỉ với vẻn vẹn khoảng 40ml nước, khiến bé được “nạp” quá nhiều muối, rất nguy hiểm”, TS Bàng nói.

TS Bàng khẳng định, đã có trường hợp ngộ độc thậm chí tử vong vì uống oresol chống mất nước trong tiêu chảy vì pha sai cách và uống sai cách.

Khi uống oresol với nồng độ quá đặc như thế sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu), áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường.

Bình thường, hai bên màng tế bào cân bằng nhau. Nhưng lúc này, vì nồng độ muối quá cao nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, “hút” nước từ tế bào, khiến tế bào bị hút hết nước nên bị teo tóp lại. Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng…

“Điều nguy hiểm nhất lúc này, đó là vì bị hút nước nên tế bào não bị teo tóp lại, gây tổn thương tế bào não, khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích, hôn mê. Nếu không biết để điều trị kịp thời, trẻ rất dễ bị tử vong”, TS Bàng nói.
Pha và uống oresol đúng cách không bao giờ sợ quá liều. Khi pha, cha mẹ nhớ phải pha cả gói, thể tích nước phải đong thật chính xác đến từng ml theo qui định ghi ở ngoài gói. Không được phép chia đôi gói ra để pha với nửa lít nước, vì có thể không cân bằng, nửa này thì ít, nữa kia nhiều. Còn với những loại viên, cần pha đúng với lượng nước đã chỉ dẫn. Sau đó, hãy cho trẻ uống nước Oresol đã được pha đúng hướng dẫn theo nhu cầu, theo nguyên tắc từ từ, ít một và liên tục.

Hòa loãng từ từ
Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị cho những ca bị ngộ độc oresol do uống với nồng độ quá đặc.

“Vì khi tế bào đang bị teo tóp vì mất nước, việc hoà loãng nồng độ này phải thực hiện từ từ để giảm áp lực thẩm thấu. Nhưng việc hoà loãng đó phải được tiến hành đều trong khoảng thời gian từ 48 - 72 giờ. Tức là từ khi bắt đầu điều trị trở về bình thường cần phải thực hiện trải đều trong 72 giờ đồng hồ. Vì nếu hoà loãng nồng độ muối trong máu nhanh quá sẽ gây phản ứng ngược, rất nguy hiểm”, TS Bàng nói.

Hòa loãng nồng độ muối trong máu nhanh quá, lúc này, trong máu muối đã ít đi nhưng bên trong tế bào thì vẫn chứa muối, nên xảy ra hiện tượng hút ngược nước từ máu vào tế bào, khiến tế bào phình lên, nguy hiểm hơn cả khi bị tóp đi.

Tế bào hút nước bị phình lên, vỡ hết các tế bào. Nhất là tế bào não, tế bào thần kinh bị phình to, vỡ bung ra cực nguy hiểm. Bệnh nhân bị sốt giật đùng đùng, hôn mê, tử vong.

Vì thế, khi có dấu hiệu ngộ độc oresol cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để bác sĩ điều trị, tránh nguy cơ tử vong cho bé.

Theo Dân Trí
 In Trang này   



Các bài viết khác:
 Năm sai lầm khi chăm con ốm (26-09-2008)
 Paracetamol có thể gây ra chứng hen suyễn ở trẻ nhỏ (26-09-2008)
 Chọn đồ dùng khi tắm bé (26-09-2008)
 Giúp bạn nhận biết các kiểu ho ở con trẻ? (25-09-2008)
 Học... làm người bình thường (25-09-2008)
 Cẩn thận với các đồ chơi có nhạc (25-09-2008)
 Bệnh són tiểu – Bài tập Kegel (25-09-2008)
 Tập đi cùng bé yêu (24-09-2008)
 Bảo vệ khi trẻ lên một (24-09-2008)
 Mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới 1 tuổi (24-09-2008)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...