Khiếm thính
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Khiếm thính
   Các bước ban đầu khi tiếp nhận trẻ khiếm thính trong chương trình Can thiệp sớm (phần 1)
 
Là giáo viên thực hiện Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, các bước ban đầu bạn cần làm là gì?

Phần một: Quan sát và đánh giá

A. Nội dung:

    -    Trẻ, gia đình và nhu cầu của họ.
    -    Trẻ và môi trường của trẻ.
    -    Các kiểu giao tiếp của người lớn.
    -    Các kĩ năng giao tiếp sớm của trẻ.
    -    Hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.

B. Xây dựng bức tranh về trẻ và gia đình trẻ:


Nhu cầu - Nguyện vọng

Trẻ

Quan sát và chơi với trẻ.
Tìm hiểu về những thói quen, sở thích, lịch sinh hoạt của trẻ.
Những khả năng, những vấn đề trẻ thể hiện được thế mạnh.
Kỹ năng tự phục vụ
Những điều trẻ không thích, làm trẻ chán và cáu.

Gia đình

Đóng vai trò là nhà tư vấn, hướng dẫn phụ huynh về một số vấn đề cơ bản:

  • Chương trình Can thiệp sớm là gì?
  • Những vấn đề về sự suy giảm thính lực, ảnh hưởng của nó.
  • Máy trợ thính: sử dụng, kiểm tra hoạt động và bảo quản.
  • Tư vấn những địa chỉ, dịch vụ liên quan cho phụ huynh lựa chọn. Cung cấp những tài liệu đơn giản và hướng dẫn sử dụng hiệu quả.

Nồng hậu, nhiệt tình trong vai trò Tư vấn, sử dụng các kĩ năng tư vấn:
“ Tôi rất mong giúp được anh chị, hãy nói cho tôi biết, anh chị lo lắng điều gì về bé?”

Giao tiếp

Trẻ

Nếu trẻ có được sự giúp đỡ tích cực của gia đình:
Cách trẻ giao tiếp
Các kỹ năng giao tiếp sớm (bảng đánh giá các kỹ năng giao tiếp sớm – xem trang 20. Giao tiếp với trẻ em)
Mức độ ngôn ngữ hiện tại (so sánh với các mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường).

Gia đình

Cách phụ huynh, các thành viên trong gia đình giao tiếp, đáp lại sự giao tiếp của trẻ (sử dụng bảng đánh giá các kỹ năng giao tiếp cho phụ huynh. Tạp chí Can thiệp sớm).

Môi trường

Nghe

Môi trường xung quanh, vị trí chỗ ngủ, bàn học (nếu  có), ánh sáng, vệ sinh, yếu tố an toàn.
Các đồ vật, đồ chơi âm thanh.
Máy trợ thính: trẻ đã quen chưa? Thích thú với việc nghe không? Phản ứng với âm thanh có tiến bộ?

Giao tiếp

Cách gia đình nói với trẻ. Nhắc trẻ khi có âm thanh to, quen thuộc. Gọi tên trẻ.
Độ gần cận.

CĐ - XH

Những ai xung quanh trẻ có thể giúp trẻ? (Các cơ quan đoàn thể. Hàng xóm. Trẻ xung quanh nhà…)



Điều quan trọng là cuối phần 1, ta có thể:

    -    Hiểu về trẻ và tóm tắt được tất cả các nhu cầu của trẻ.
    -    Hiểu về môi trường của trẻ và cách giao tiếp của người chăm sóc trẻ.
    -    Tóm tắt được những nhu cầu chủ yếu nhất của trẻ mà chúng ta có thể thay đổi.
    -    Chọn lựa và tận dụng những điểm mạnh của trẻ và môi trường quanh trẻ.

(Theo www.gddb.hcmup.edu.vn)

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các đặc điểm hội thoại của trẻ điếc nhỏ (20/6)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp.( tiếp theo) (8/3)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp. (27/2)
 Luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (8/2)
 Nội dung và phương pháp luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (3/2)
 Khiếm thính (1/2)
 Giáo viên cần làm gì để đón trẻ khiếm thính vào lớp? (17/1)
 Chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào học lớp 1 như thế nào? (17/1)
 Dạy trẻ điếc nói như thế nào? (15/1)
 Giao tiếp với trẻ khiếm thính. (12/1)
  Thế nào là trẻ khiếm thính? (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i