Khiếm thính
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Khiếm thính
   Làm thế nào để trẻ khiếm thính hòa nhập tốt trong trường mầm non

Trước đây mọi người luôn có quan niệm rằng, trẻ khuyết tật là những người khác biệt, và họ cho rằng trẻ khuyết tật là do thần linh trừng trị vì tội lỗi của cha mẹ, dẫn đến đứa trẻ bị khinh rẻ, hoặc là người không giáo dục được, không có khả năng học tập, dẫn đến họ bị chăm sóc theo cách quản thúc suốt đời.
Những nhận định đó hoàn toàn sai. Trong 10 năm trở lại đây, ở nước ta đã có rất nhiều trung tâm giáo dục cho trẻ khuyết tật với nhiều nguồn đầu tư ở nước ngoài. Việc làm đó cho thấy dần dần được cải thiện theo hướng tích cực, người khuyết tật được quan tâm, được chăm sóc và được bảo vệ tốt hơn.


I. Giới thiệu:
Là một giáo viên chủ nhiệm của một lớp, em đã tiếp nhận một số trường hợp khiếm thính, đó là bé Dương Quốc Thịnh, hiện nay bé được 42 tháng tuổi.
Thế nào là trẻ khiếm thính: là trẻ bị khiếm khuyết về nghe kéo theo khó khăn về giao tiếp.
Qua tìm hiểu cho thấy bé là con thứ 2 trong gia đình. Ba mẹ bình
thường. Do lúc mang thai mẹ phải sử dụng thuốc để trị bệnh dẫn đến bé bị khiếm thính. Nhìn bề ngoài bé rất bình thường, rất dễ thương, khó có thể biết là bé bị khiếm thính. Gia đình đã can thiệp sớm lúc bé được 13 tháng tuổi tại trường Hy Vọng Bình Thạnh. Bé được hoà nhập và lớp tháng 10/2004.
Qua quá trình dạy bé học, tiếp xúc cùng bé. Thấy bé có nhiều tiến bộ rất rõ và em cũng rút ra được một số biện pháp giúp trẻ khiếm thính được hoà nhập tốt hơn trong trường học của mình.
II . MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH:
Trẻ chỉ lắng nghe một người.
Trẻ có vẻ chỉ thích nghe những gì mình muốn nghe. Trẻ tách mình ra khỏi các tình huống xã hội.
Trẻ phản ứng chậm.
Trẻ dường như chỉ nghe sau khi được nhắc lại 2 - 3 lần. Trẻ rất sợ bị tiếp cận từ phía sau.
Trẻ nói ít, phát âm ít.
Quá trình phát triển ngôn ngữ bị chậm lại không phát triển.


III . BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
Qua những biểu hiện đó mà còn có một số biện pháp nên làm khi cho trẻ
hoà nhập.
1. Tạo môi trường hoàn toàn yên tĩnh.
Vd: cô và trẻ trò chuyện ở nơi yên tĩnh, bên ngoài lớp chẳng hạn.

2. Khi nói, cô phải nói chậm, to, rõ, phát âm chuẩn, câu ngắn gọn.
Vd: cô chào con, con ngồi xuống đi, lấy cho cô chiếc xe.

3. Giữ khoảng cách thật gần với trẻ, nhìn vào mắt trẻ khi đang nói, chú ý sự lôi cuốn trẻ.
Vd: cô nói " cô chào con" và vòng tay lại - con chào cô đi. Con nói đi:
đây là xe ôtô { trẻ có thể quan sát cách cô phát âm và bắt chước theo}.

4. Nói những câu ngắn để trẻ hiểu hoặc thay bằng câu khác, hoặc kết hợp
điệu bộ cùng lời nói.
Vd: con ăn cơm đi kết hợp với điệu bộ tay đang và cơm vào miệng và nhai. Hoặc con ngủ đi: hai tay áp lên má và nhắm mắt lại.

5. Khi hướng cho trẻ qua sát xung quanh cô giáo nên đứng ở phía trước của trẻ, không nên đứng phía sau sẽ tạo cho trẻ cảm giác lo sợ.
Vd: bé cảm thấy sợ hãi và xua tay đẩy cô ra khi cô đi từ đằng sau bé.


6. Khi dạy trẻ cô cần có những hình ảnh minh hoạ, tranh ảnh, các phương tiện giúp trẻ giao tiếp được.
Vd: dạy các bộ phận trên cơ thể: mắt, miệng, tai. Trẻ dùng tay chỉ vào hình và chỉ được trên cơ thể mình { hấp háy đôi mắt khi chỉ lên mắt...}.

7. Trẻ khiếm thính thường xuyên bị cô lập và phụ thuộc hoàn toàn vào người bình thường trong giáo dục và tiếp thu thông tin. Vì vậy ta phải dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, gần gũi trẻ, khuyến khích khen thưởng trẻ.
Vd: giờ VCNT: qua sát hoa dạy trẻ nói hoa hồng - trẻ nói được cô vỗ tay khen trẻ. Bé Thịnh thích được cô khen bằng cách vỗ tay và đưa ngón tay biểu tượng của số 1.

Qua học kỳ vừa qua, cho thấy bé có rất nhiều tiến bộ, bé rất thích vẽ, tô màu rất đẹp, thích chơi cùng các bạn, không còn khóc khi đến lớp. Tham gia cùng các bạn các trò chơi, ca hát và không còn cô lập một mình nữa.
Một điều đặc biệt nữa là đối xử nuông chiều và bảo vệ quá mức hay ngược lại sẽ làm cho trẻ chậm thích ứng với xã hội và cộng đồng.
Vd: Trước đây trẻ không ngủ trưa nếu ngủ thì rất trễ 12 h - 16h.
Sau khi đi học bé thực hiện rất tốt nề nếp, đi ngủ sớm và dậy đứng giờ. Bé hay giận dữ với mọi người, đánh bạn.
Bé cảm thấy có lỗi và dừng ngay lại khi thấy ánh mắt của cô hoặc điệu bộ không bằng lòng của cô - bé đã chơi cùng các bạn và đôi khi chơi rất thân với vài bạn ( Hiếu Kiên, Hạ My, Tường Vy...)
Nói tóm lại qua những trình bày này em nhận thấy rằng nếu như được can thiệp sớm, được hoà nhập sẽ giúp cho trẻ khiếm thính nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung sẽ giúp cho trẻ phát huy được tư duy của mình. Giúp trẻ có tương lai sau này và can thiệp sớm sẽ giúp cho trẻ khuyết tật có cơ hội
được học tập và được giáo dục tốt hơn.

Nguyễn Thị Xuân Chúc
Trường MGTH TW3

 

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:


guest

Gửi cô Chúc
Ngày gửi: 7/31/2012 9:14:56 AM

Cám ơn cô giáo Chúc và các đồng nghiệp của cô, các cháu khiếm thính rất cần những giáo viên như cô


guest
Cám ơn cô
Ngày gửi: 6/3/2014 1:27:48 PM


Tấm lòng cô giáo chúc là tấm gương cho các giáo viên khác



guest

"Đau nhói tim "
Ngày gửi: 8/8/2014 10:16:33 AM

Hiện giờ e đang tham gia một dự án giúp đỡ các bé khiếm thính khi tìm thông tin để hiểu rõ hơn và giờ đây đọc được bài cảm nhận của cô em đã rơi nước mắt .Cảm thấy cuộc đời bất công quá , cần lắm những người như cô ạ .Cám ơn cô đã cho e hiểu rõ hơn về c/s của các e .E sẽ cố gắng để hiểu các e hơn , sẽ lắng nghe suy nghĩ cảm nhận của các e ấy. Cám ơn cô nhiều ạ !



guest
mẹ Phong
Ngày gửi: 11/19/2014 9:29:03 AM


Cám ơn cô vì những thông tin bổ ích này




guest

Gửi cô Chúc
Ngày gửi: 8/27/2015 8:17:20 AM

Toi rất cảm động khi đọc được ngững dòng tâm sự, chia sẻ của cô. nếu ai cũng có tấm lòng bao dung, giúp đở trẻ khiếm thính như vậy thì tốt biết mấy. tôi cũng có con gái bị khiếm thinh, chau dang học mầm non cháu rất cần những cô giáo như cô.Những gia đình có trẻ khiêm thính, cũng như các con rất cảm ơn tấm lòng của cô giáo.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phục hồi sớm cho trẻ khiếm thính: Chương trình cha, mẹ và con (12/10)
 Luyện nghe cho trẻ khiếm thính (3/11)
 Đừng lơ là đôi tai của con ! (27/9)
 Khi thính giác của con bạn gặp phải vấn đề (20/7)
 Các bước ban đầu khi tiếp nhận trẻ khiếm thính trong chương trình Can thiệp sớm (phần 2) (20/6)
 Các bước ban đầu khi tiếp nhận trẻ khiếm thính trong chương trình Can thiệp sớm (phần 1) (20/6)
 Các đặc điểm hội thoại của trẻ điếc nhỏ (20/6)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp.( tiếp theo) (8/3)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp. (27/2)
 Luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (8/2)
 Nội dung và phương pháp luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (3/2)
 Khiếm thính (1/2)
 Giáo viên cần làm gì để đón trẻ khiếm thính vào lớp? (17/1)
 Chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào học lớp 1 như thế nào? (17/1)
 Dạy trẻ điếc nói như thế nào? (15/1)
 Giao tiếp với trẻ khiếm thính. (12/1)
  Thế nào là trẻ khiếm thính? (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i