Bệnh ngoài da
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh ngoài da
   Bỏng trẻ em những tai nạn thương tâm.

Số liệu thống kê của Viện Bỏng quốc gia cho thấy 60% ca bỏng được đưa đến viện là trẻ em (đa số là từ 1- 5 tuổi). Mỗi trẻ đều có những tình huống bỏng khác nhau, nhưng theo các bác sĩ, phần lớn đều do sự bất cẩn của người lớn.


Cha mẹ bất cẩn, con chịu di chứng

 

TS Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Viện Bỏng Quốc gia bê tới cho chúng tôi xem một tập bệnh án dày cộp. Có tới 60% bệnh nhân bỏng phải nhập viện là trẻ em, mỗi em bị bỏng trong một tình huống, hoàn cảnh, tác nhân khác nhau nhưng chung quy lại đều do sự bất cẩn của người lớn.

 

TS Lượng kể về trường hợp bỏng cồn thương tâm ở Hải phòng. Ông bố mua mực về nướng, cô con gái rượu Nguyễn Thùy V 13 tuổi ngồi cạnh bố. Cô bé nhiều lần cầm chai cồn định đổ vào chảo nướng nhưng ông bố không cho, còn dặn con nhớ để hết lửa mới được đổ cồn tiếp.

 

Thấy chảo lửa tắt ngấm mà mực chưa chín, ông mới cầm chai cồn đổ thêm vào chảo. Cứ thế, lửa bùng lên leo nhanh vào chai cồn ông cầm trên tay. Nóng quá ông vội tung chai lên, cả chai cồn đổ ụp vào người cô con gái nhỏ khiến cô bé bị bỏng rất nặng. Tuy đã qua được nguy hiểm nhưng từ đó, mặc cảm về những vết sẹo bỏng trên cơ thể, cô bé thay đổi tính nết, trở nên lầm lì, ít nói.

 

Chị H (Hải Phòng) nức nở khóc khi chúng tôi hỏi về đứa con trai 6 tháng tuổi nằm trên giường bệnh với một màu trắng toát do phải băng toàn thân. Chị kể, con chị mới biết lẫy. Chuẩn bị tắm cho con, chị đã cẩn thận đặt bé vào tận phía trong giường rồi mới đi chuẩn bị nước. Vừa đổ phích nước nóng vào chậu thì có điện thoại, chị vội chạy ra nghe mà không để ý cậu bé đang lật lẫy về phía mép giường. Đang nghe điện, tự nhiên thấy con khóc thét lên, vội chạy vào thì cậu bé đã nằm gọn trong chậu nước nóng…

 

Bên cạnh tác nhân nước sôi, cồn, bỏng điện ở trẻ cũng để lại những hậu quả rất đau lòng. “Có những mùa hè, chúng tôi phải chứng kiến tới 20 cháu phải cắt cụt chi do vết bỏng quá nặng. Chung quy là do cha mẹ không cảnh báo trẻ, để trẻ chơi đùa, bắt chim, thả diều, câu cá dưới đường dây điện… nên gây tai nạn”, TS Lượng tâm sự.

 

Sơ cứu sai = Hại con

 

Theo TS Lượng, không chỉ bất cẩn để con bị bỏng, nhiều gia đình sơ cứu con tại nhà rất tùy tiện theo, khiến vết thương bỏng trở nên nặng hơn, gây tai biến, để lại di chứng nặng nề hơn cho trẻ.

 

“Khi trẻ chạy ngã, thường có phản xạ ngồi nên vị trí bỏng hay gặp nhất là chân, tay, hai mông… Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ thường bị bỏng rất nặng, đặc biệt bỏng vùng mông, sinh dục, sinh môn, những vùng rất dễ nhiễm khuẩn”, TS Lượng cho biết.

 

Thế nhưng, có tới 2/3 số người bị bỏng tự sơ cứu sai trước khi đưa tới viện. Đa phần, khi con bị bỏng, bố mẹ cuống cuồng nghe theo đủ lời “mách” của hàng xóm dẫn đến những tai hoạ khôn lường.

 

Để phòng bỏng ở trẻ, theo bác sĩ Lượng, quan trọng nhất là ý thức của cha mẹ với con cái. Cần thường xuyên để mắt tới trẻ, để đồ đạc trong nhà gọn gàng…

 

Còn khi trẻ bị bỏng, cần tiến hành sơ cứu nhanh nhưng tuyệt đối không được theo những cách của dân gian như bôi mắm, rắc vôi bột, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng…. sẽ gây tác dụng ngược, làm vết bỏng càng nặng hơn, thậm chí khiến trẻ bị sốc dẫn đến tử vong.

 

Đối với trẻ bị bỏng do điện giật, có trường hợp bị ngưng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu trẻ tại chỗ, đặt trẻ nằm xuống nền đất cứng, hô hấp nhân tạo cho đến khi trẻ thở lại được mới vận chuyển đến cơ sở y tế, tránh đưa đi cấp cứu ngay.

 

Còn khi trẻ bị bỏng nước, cách sơ cứu đơn giản nhất là ngâm ngay phần cơ thể bé bị bỏng vào nước lạnh sạch, trong thời gian từ 15 đến 20 phút, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc đã vô trùng và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

 

Bên cạnh đó, cần phòng sốc bỏng cho trẻ. Thường trẻ bị sốc bỏng do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn (giảm lượng máu lưu thông). Biểu hiện sốc là mạch nhanh, tụt huyết áp, khó thở, các chức năng sống suy giảm. Cấp cứu không kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Do vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu với cấp cứu, xử trí bỏng sớm là phòng sốc.

 

Đơn giản nhất cho bệnh nhân uống. Trẻ con nếu đang bú sữa mẹ phải cho bú liên tục, uống thêm nước, đặc biệt những nước có khoáng, có muối oresol. Giảm đau tại chỗ bằng ngâm nước mát và băng ép, toàn thân có thể dùng thuốc giảm đau phù hợp, nhưng phải có chỉ định của bác sĩ.

 

Stress cũng là nguyên nhân gây sốc cho bệnh nhân. Sau bỏng sẽ có những hoảng loạn về tinh thần, khi đó phải động viên, an ủi, đừng để bệnh nhân hoảng loạn.

 

Hồng Hải


 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trị rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ em. (24/8)
 Bệnh về da thường gặp ở trẻ. (16/8)
 Viêm da do tã lót. (26/6)
 Mụn nhọt (24/4)
 Rôm sảy (20/4)
 Coi chừng những cái “bóng nước”! (15/3)
 Trẻ bị Kawasaki dễ mắc bệnh mạch vành (4/1)
 Đừng chủ quan với mụn, nhọt trên đầu trẻ (14/6)
 Điều trị ghẻ bằng thuốc nam (7/12)
 Bệnh Chốc (impertigo) (5/12)
 Bệnh ghẻ (5/12)
 Bệnh nhọt (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i