Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Xử trí nhanh khi trẻ bị trúng gió không rõ nguyên nhân

Theo các nghiên cứu, trước khi đón sinh nhật đầu tiên, trẻ bị trúng gió từ 4-5 lần là chuyện bình thường. Trúng gió cũng không phải là bệnh lý nguy hiểm, chỉ cần cha mẹ hiểu đúng và xử lý kịp thời là ổn cả.


Trẻ bị trúng gió thường có những biểu hiện rõ ràng, nếu cha mẹ có kiến thức cơ bản về bệnh mọi chuyện sẽ rất dễ dàng giải quyết, ngược lại có thể gây nguy hiểm tính mạng cho bé.

Trúng gió là gì?
Hiện tượng trúng gió mà dân gian vẫn thường gọi được hiểu theo nghĩa thông thường là bị gió độc nhập vào cơ thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, sốt cao, nhức đầu... Trúng gió hay còn gọi là "thời khí" trong Đông y đồng nghĩa với cụm từ bị cảm trong Tây y.

Có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, sau khi sinh cho tới khi đón sinh nhật lần đầu tiên, bé có thể bị cảm từ 4-5 lần là chuyện bình thường.


Khi bị cảm trẻ thường cảm thấy khó chịu và ít bú hơn

Trúng gió do đâu?
Theo cách hiểu về trúng gió của dân gian có thể nghĩ đến các nguyên nhân từ thời tiết như:

Lúc giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng khiến trẻ chưa kịp thời thích ứng nên dễ bị trúng gió.
Những ngày thời tiết mưa nhiều, dài ngày và có gió lạnh
Vào mùa Đông, những ngày có nhiệt độ xuống thấp đột ngột
Trẻ có sức đề kháng kém
Triệu chứng trẻ bị trúng gió
Với những trẻ lớn, khi bị cảm lạnh có thể miêu tả rõ ràng cảm giác ớn lạnh sau gáy, sống lưng và cả tay chân. Những với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận biết chủ yếu thông qua quan sát thấy bé rùng mình, tay chân co cứng hay da tím tái hoặc:

Trẻ bú ít, rơi vào trạng thái mệt lả, sốt ngoài rét trong, hay bị nhức đầu
Chảy nước mũi, nặng hơn còn bị nôn, đau bụng và tiêu chảy
Trường hợp nặng bé có thể bị hôn mê và co cứng toàn thân
Trẻ bị trúng gió có nên cạo gió?
Tây y chữa chứng bệnh cảm này bằng cách uống thuốc trị cảm, vitamin C để tăng sức đề kháng, đồng thời làm nóng vùng nhiễm lạnh và làm giãn tĩnh mạch. Còn Đông y chữa trúng gió bằng cách cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng.

Cách cạo gió còn lưu truyền đến ngày nay: Dùng đồ bạc có cạnh tròn và nhẵn để cạo vào cổ, lưng, bụng, chân, tay cho đến khi đồ bạc xám lại tức là đã phát tán chướng khí, thông khí huyết.

Cạo gió là cách chữa bệnh mang tính hai chiều: Sau khi cạo gió, nhiều người thường cảm thấy nhẹ nhõm hơn, các triệu chứng mệt mỏi cũng giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh sau khi cạo gió bị liệt, méo miệng hoặc tử vong.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, phụ huynh không nên áp dụng bất kì hình thức cạo gió nào với trẻ em. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ bị tổn thương, khí huyết của bé cũng rất yếu nên sẽ không chịu được độ ma xát cao khi cạo gió.

Ngoài ra, cạo gió còn gây đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu trẻ bị sốt xuất huyết hoặc đó bị rối loạn đông máu
Làm gì khi trẻ nhỏ bị cảm
Khi trẻ bị cảm mà chưa rõ nguyên nhân từ đâu, điều mẹ cần làm không phải là cạo gió mà là giúp bé nhanh chóng thấy dễ chịu và mau hồi phục:

Để bé nghỉ ngơi nhiều. Bé có thể cần ngủ trưa nhiều hơn bình thường hoặc ngủ thêm giấc.
Đặt một vài cái khăn hoặc chêm thêm tấm lót dưới đệm của bé, giúp bé nằm cao đầu để bé dễ thở
Tắm bé bằng nước ấm
Bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc
Dùng nước muối sinh lý và một ống hút mũi bằng cao su để làm lỏng và hút dịch trong mũi bé
Đặt máy tạo ẩm/ phun sương trong phòng bé hoặc đưa bé vào phòng tắm đầy hơi nước hoặc tắm trong khoảng 15 phút để giúp thông đường mũi cho bé.
Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ?
Trong trường hợp trẻ đã điều trị tại nhà 1-2 ngày mà không có dấu hiệu bớt bệnh thì tốt nhất, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ vì có thể bé bị bệnh lý nghiêm trọng hơn cảm lạnh tiềm ẩn, hoặc nếu bệnh tình của bé ngày càng trầm trọng hơn.

Cần đưa bé đến bệnh viện sớm nếu:

Thở gấp
Ngủ lịm hoặc mệt mỏi bất thường
Không thể nuốt trôi thức ăn và uống nước
Đau đầu, họng và mặt hơn
Sưng và đau họng nghiêm trọng gây cản trở nuốt
Sốt 39,3 độ C trở lên hoặc 38 độ C kéo dài hơn 1 ngày
Đau ngực và bụng
Đau tai
Để hạn chế bị trúng gió, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn đa dạng để tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ. Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ, giữ ấm đôi bàn chân.
Trẻ bị trúng gió là điều không thể tránh khỏi sau sinh. Điều quan trọng, cha mẹ cần biết cách xử trí ban đầu đề tránh trường hợp đáng tiếc.

Theo Merybaby

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 mẹo giúp bé luôn ấm áp khi tắm trong mùa đông (19/12)
 Cách bế trẻ sơ sinh theo "chuẩn" theo điều dưỡng trong từng giai đoạn (7/12)
 "Giải ảo" việc cạo đầu trọc cho trẻ sơ sinh giúp con mọc tóc dày hơn khi lớn (4/12)
 “Da kề da” là phương pháp bổ sung giúp hạ sốt ở trẻ em. Mẹ đã biết chưa? (20/11)
 Cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi đơn giản mà hiệu quả (15/11)
 Nguy cơ khi nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh (10/11)
 4 thời điểm trẻ sơ sinh khóc nhiều và cách dỗ dành hiệu quả (8/11)
 Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh nằm nôi điện có tốt không? (6/11)
 Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh (2/11)
 Dừng ngay việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ, mù lòa đó! (31/10)
 Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - khắc phục ngay với cơ chế “Làm sánh sữa” (27/10)
 Con bị xuất huyết não vì mẹ không biết nhỏ mũi đúng cách (24/10)
 Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh đơn giản, đúng chuẩn (23/10)
 5 sự thật ngỡ ngàng về sữa non mẹ có thể chưa biết (18/10)
 10 dấu hiệu sinh non sớm và dễ nhận biết nhất (16/10)
 Bảo quản sữa mẹ đúng cách: Những điều không phải ai cũng biết (13/10)
 Ăn ngay đậu phộng khi chon con bú để giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng (11/10)
 Gối chặn sơ sinh không thực sự an toàn cho trẻ! (11/10)
 Sự phát triển của bé sẽ đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt (9/10)
 Giải mã hiện tượng trẻ sơ sinh khó ngủ giai đoạn 0-6 tháng (9/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i