Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non từ lúc 2 tuổi
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Trẻ chậm nói > Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non từ lúc 2 tuổi
   Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non từ lúc 2 tuổi

Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non từ lúc 2 tuổi

Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mầm non - Kể từ lúc được khoảng 1 - 2 tuổi, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu tập nói chuyện. Ban đầu, trẻ sẽ chỉ nói được từng từ đơn một âm tiết, rồi đến 2 từ. Và dần dần trẻ sẽ bắt đầu biết cách diễn tả điều mà mình muốn nói. Vậy người lớn chúng ta cần dạy con như thế nào để con phát triển vốn từ vựng của mình một cách hiệu quả?

 

Trong bài viết biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lần này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn bí quyết giúp con phát triển vốn từ vựng của bản thân.

 

Nên dạy con những từ vựng chính xác ngay từ sớm, biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

Ngôn ngữ của trẻ nhỏ thường rất ngộ nghĩnh và dễ thương. Ví dụ như trẻ nhỏ thường gọi chó con là “Gâu gâu” hay nói việc ăn cơm là “Măm măm”. Những từ ngữ ngộ nghĩnh này thường dễ nghe và dễ phát âm hơn đối với trẻ nhỏ vì vốn từ vựng của các bé còn khá hạn chế.

Cũng vì vậy mà các bé thường nhớ những từ này khá nhanh. Thêm vào đó, khi học được những từ đơn giản này, con bạn sẽ dần dần có thể giao tiếp được với bạn thông qua ngôn ngữ. Chắc chắn rằng những cuộc trò chuyện của bạn và con sẽ càng trở nên thú vị và vui vẻ hơn khi cả hai đều hiểu ý của nhau.


 

 

Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

 

Những ngôn ngữ trẻ nhỏ này thường khá dễ thương và khiến chúng ta dễ nghĩ rằng “Con mình cứ nói những từ này có phải dễ thương không?”. Thế nhưng, thực ra các bạn nên sớm dạy cho con những từ ngữ chính xác thay vì để con vẫn luôn nói những từ ngữ của trẻ nhỏ này.

 

Nguyên nhân là vì những từ ngữ của trẻ nhỏ thường khá ít. Khi trẻ chỉ mới bập bẹ tập nói lúc được khoảng 1 - 2 tuổi thì lượng từ này đã đủ cho các bé dùng rồi. Thế nhưng, khi con bạn đã dần có thể nói sõi hơn và trở nên tò mò, hiếu kỳ với thế giới xung quanh thì bạn có thể bắt đầu dạy con để làm phong phú vốn từ vựng của bé. Nhìn chung, bạn có thể bắt đầu dạy con điều này khi trẻ được khoảng 2 tuổi. Việc bắt đầu dạy con các từ vựng mới hơi sớm như thế này cũng khiến trẻ biết cách vận dụng các từ vựng nhanh và nhuần nhuyễn hơn.

 

Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mầm non “Gâu gâu” thì chỉ là một từ thôi còn cún con thì có rất nhiều loại.

Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo

 

Ví dụ như từ “gâu gâu” mà trẻ nhỏ thường dùng để chỉ những chú chó nói chung, thế nhưng trên thế giới lại có vô số giống chó khác nhau. Bởi vậy, chắc rằng giống như tôi, bạn cũng sẽ muốn dạy những từ có liên quan đến điều này cho con mình. Do đó, nếu cứ để con dùng ngôn ngữ trẻ con của mình để nói chuyện thì bạn sẽ bỏ lỡ thời cơ tuyệt vời để giúp con biết thêm nhiều từ mới đấy.


 

Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo xoay quanh những thứ mà con quan tâm.

 

Con trai tôi vô cùng thích động vật và khủng long. Bởi vậy, tôi thường cho bé đi vườn bách thú hay viện bảo tàng, hoặc mua cho con những cuốn từ điển bằng tranh. Nhờ thế mà con trai tôi đã nhớ được rất nhiều từ mới.


Vì đây đều là những thứ yêu thích của mình nên con trai tôi đã rất chuyên tâm học tập từ mới. Thế nhưng, do còn chưa biết đọc nên mỗi khi mở cuốn từ điển bằng tranh của mình ra, cu cậu đều rủ bố hoặc mẹ đọc cùng “Bố (Mẹ) đọc sách với con đi”. Vừa mở từng trang sách, cu cậu vừa chỉ vào thứ mình muốn biết và tò mò hỏi “Cái này là cái gì?”.

 

Cũng nhờ vậy mà con trai tôi học từ mới cực kỳ nhanh, và tôi đã thực sự ngạc nhiên trước khả năng phát âm cũng như khả năng nhớ lâu của con mình. Chỉ trong có vài tháng mà con tôi đã có thể nhớ hàng chục loài động vật cũng như khủng long được in trong những cuốn từ điển bằng tranh của mình.

 

Do đó, dù có đang cho rằng “Còn quá sớm để dạy con những từ mới” thì bạn vẫn nên lưu ý dạy con những từ ngữ mới. Và thời điểm này, nếu bạn dạy con những từ có liên quan đến điều mà bé quan tâm thì việc học sẽ trở nên vui vẻ và thú vị hơn rất nhiều đối với bé. Người lớn chúng ta cũng vậy, chẳng mấy ai có thể luôn tỏ ra tích cực khi học những thứ mình không mấy quan tâm.



Cuối cùng, khi con bạn định nói gì đó mà bé lại không biết phải nói như thế nào thì bạn nên kiên nhẫn chờ con một chút. Nếu thực sự con không thể nhớ ra từ mình muốn nói thì bạn có thể từ tốn lặp lại từ mà con muốn nói để con dễ nhớ và học theo. Và dù con có học chậm đi chăng nữa thì bạn cũng không nên sốt ruột mà hãy dạy con theo tốc độ phù hợp với bé, bởi vì khiến con cảm nhận được sự vui vẻ khi học từ mới mới chính là điều quan trọng nhất vào lúc này.

 

Ngoài ra, việc học chữ quá sớm cũng không hoàn toàn là một việc tốt. Bởi vậy, trước khi bắt đầu dạy chữ cho con, bạn nên tạo cơ hội cho con được nhìn tận mắt các đồ vật, lắng nghe các âm thanh bằng chính đôi tai nhỏ bé của mình và nhớ những từ mới một cách tự nhiên.



Có lẽ bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối khi con không còn nói những từ ngữ dễ thương của riêng trẻ nhỏ nữa. Dù vậy, khi thời gian đến, chúng ta nên giúp con củng cố và phát triển vốn từ vựng của bản thân mình.

 

Tác giả: Keitaro Kitano

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i