Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Bàn chân khoèo bẩm sinh và bàn chân áp sinh lý - Phân biệt và hướng xử trí

 

Bàn chân khoèo bẩm sinh và bàn chân áp sinh lý giống nhau ở một đặc điểm là khi nhìn sẽ thấy bàn chân bị áp vào trong.



Bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật bàn chân đã xảy ra trong thời gian người mẹ đang mang thai. Do đã xảy ra trong thời gian trước sinh nên gọi là bẩm sinh. Sau khi sinh, rất dễ dàng phát hiện thấy bàn chân của bé bị khoèo vào trong giống như hình ảnh của cây gậy đánh gôn. Bàn chân khoèo khi sờ nắn có cảm giác cứng và ít di động do các cơ và dây chằng ở bàn chân bị co rút. Do đó khó có thể nắn sửa bàn chân của bé trở về tư thế bình thường. Tư thế bình thường của bàn chân được hiểu là một tư thế mà bàn chân thẳng hàng so với trục của xương cẳng chân và bàn chân vuông góc với cẳng chân một góc 900.

 

 

Trong khi đó, nguyên nhân của bàn chân áp sinh lý là do ảnh hưởng bởi tư thế của hai bàn chân bé ở trong bụng mẹ. Khi còn nằm trong bụng mẹ, hai chân của bé bắt chéo với nhau theo như hình ảnh minh họa và hai bàn chân sẽ được uốn vào trong cho phù hợp với hình dạng cong tròn của tử cung và bụng mẹ. Đây là một tư thế sinh lý bình thường của thai nhi. Tuy nhiên, một số trẻ sau khi sinh có hai bàn chân vẫn còn áp vào trong là do còn bị ảnh hưởng bởi tư thế sinh lý này. Đối với bàn chân áp sinh lý, có thể nắn sửa bàn chân trở về tư thế bình thường một cách dễ dàng.

 

 

Ngoài ra, còn một dấu hiệu nữa là khi quan sát hai chân của bé đang cử động, bạn có thể nhìn thấy bàn chân khoèo thì vẫn ở trong tư thế bị khoèo khi bé đang chòi đạp. Ngược lại, ở những bé có bàn chân áp sinh lý, bé có thể giữ hai bàn chân trong tư thế bình thường (bàn chân thẳng hàng so với cẳng chân) khi đang chòi đạp, có nghĩa là bàn chân không bị áp vào trong.

Vì bàn chân khoèo bẩm sinh và bàn chân áp sinh lý có những đặc điểm khác nhau, nên hướng xử trí cũng khác nhau.

Chân khoèo bẩm sinh được điều trị sớm ngay sau sinh theo phương pháp Ponseti bao gồm một trình tự có 3 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn bó bột nắn sửa các biến dạng của chân khoèo, kế đến là phẫu thuật gân gót trong bao gân và cuối cùng là giai đoạn các bé mang giày nẹp để giữ hai bàn chân trong tư thế dang ra ngoài nhằm ngăn ngừa sự tái phát. Giai đoạn bó bột nắn sửa biến dạng và giai đoạn mang giày nẹp được thực hiện bởi chuyên khoa Vật lý trị liệu. Thời gian mang giày nẹp kéo dài đến 5 tuổi. Phẫu thật gân gót trong bao gân được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Chỉnh hình trẻ em.

 

 

Bó bột nắn sửa các biến dạng của chân khoèo

 

 

Mang giày nẹp giữ hai bàn chân dang ra ngoài để ngăn ngừa tái phát

 

Đối với bàn chân áp sinh lý, để giúp bàn chân của bé nhanh chóng trở về tư thế bình thường, có thể tập dang bàn chân bé ra ngoài, sử dụng bàn chải đánh răng để kích thích nhóm cơ mác hoạt động giúp đưa bàn chân bé dang ra ngoài và có thể sử dụng loại băng Kinesio dán bên ngoài da để kích thích cử động của nhóm cơ mác.

 

 

Tập dang bàn chân bé ra ngoài

 

 

Kích thích cơ mác hoạt động bằng bàn chải

 

 

Băng Kinesio nhóm cơ mác

 

Trên đây là cách phân biệt và hướng xử trí tại bệnh viện. Khi bé có những dấu hiệu như trên, các bà mẹ hãy đem bé đến khám tại các bệnh viện chuyên về trẻ em để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.

 

CNVLTL Đinh Thị Kim Vân

Nguồn NhiDong

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những điều cần biết về hăm tã (12/5)
 Những điều cần biết khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều phân lỏng (5/5)
 Bác sĩ nói chuyện ở cữ: Đúng và chưa đúng? (5/5)
 Top 10 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi (5/5)
 Sai lầm thường gặp khi cho con bú đêm có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ, mẹ nuôi con nhỏ cần lưu ý (5/5)
 10 kinh nghiệm chăm bé sơ sinh dành cho những ai lần đầu làm mẹ ít sách vở nhắc đến nhưng hiệu quả vô cùng (5/5)
 Bố mẹ nào cũng được khuyên phơi nắng cho con mới sinh nhưng bác sĩ lại khuyến cáo làm việc khác (20/4)
 Bác sĩ nhi khoa hướng dẫn các mẹ chỉ cần nhìn vào điểm này là biết con đã bú no hay chưa (20/4)
 Con chào đời đã có 2 răng, mẹ thích thú nhưng bác sĩ nhíu mày nói: "Chị sẽ mệt đó!" (20/4)
 Nên nuôi con theo phương pháp truyền thống hay phương pháp kiểu Mỹ (7/4)
 Quy tắc tắm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết (7/4)
 6 nguyên tắc chăm sóc da tại nhà cho trẻ bị chàm sữa (7/4)
 Nghiên cứu mới cho thấy một số loại sữa bột dành cho trẻ em có chứa hàm lượng đường cao hơn một lon nước ngọt (7/4)
 Phương pháp massage cho trẻ (7/4)
 Bộ Y tế hướng dẫn dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh (25/3)
 Bé 4 tháng tuổi bị thiếu máu sau khi ngừng uống sữa mẹ vì bà nói... sữa mẹ nóng (18/3)
 Những câu hỏi thường ngày trong quá trình chăm sóc bé sơ sinh (18/3)
 Tỏ bày yêu thương và những thói quen người lớn nhất thiết phải thay đổi để bảo vệ trẻ em trong mùa dịch COVID-19 (13/3)
 Mùa dịch COVID-19: Bố mẹ có con nhỏ cần nhớ không hoãn tiêm phòng, không nhốt con ru rú trong nhà (13/3)
 Sữa non – thần dược cho sức khỏe sơ sinh của trẻ (13/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i