Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ cận thị nhẹ có cần đeo kính?

Trẻ mới phát hiện cận thị nên đeo kính hay đợi nặng trên một đi-ốp mới đeo để tránh phụ thuộc vào kính? Có thể dùng thuốc, bấm huyệt hay cách gì để ngăn chuyển nặng? (Ngọc Minh, TP HCM)

Trả lời:

Khi trẻ cận thị, uống thuốc, bấm huyệt chắc chắn không thể điều trị khỏi được, bởi nguyên nhân của cận thị là do sự mất quân bình, hài hòa giữa cấu trúc, chiều dài trục trước sau của nhãn cầu so với công suất khúc xạ của mắt. Cận thị khiến mắt khi nhìn vật gì thì ảnh không rơi vào đúng võng mạc nên nhìn không rõ. Đeo kính cận giúp hình ảnh rơi vào đúng võng mạc, thị lực sẽ rõ nét nhất. Đeo kính không làm tăng độ mà còn giúp hạn chế tăng độ cận vì làm cho mắt giảm điều tiết để bù trừ.

Nên chọn nơi cắt kính uy tín; đeo kính đảm bảo đúng thông số khúc xạ, được đo bởi chuyên viên chuyên về khúc xạ. Chọn gọng kính phù hợp với tuổi và gương mặt, tạo sự thoải mái giúp trẻ hợp tác. Nếu trẻ hiếu động, thích thể thao nên chọn tròng kính phủ thêm lớp chống trầy xước.

Trẻ nên tái khám cận thị mỗi 6 tháng. Những bé có bệnh lý kèm theo ở mắt, tật khúc xạ độ cao nên đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sát hơn. Khi sử dụng bất kỳ thuốc gì, đặc biệt ở trẻ em, dù là thuốc bổ mắt, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Một số yếu tố góp phần khiến trẻ dễ cận thị là tiếp xúc thiết bị điện tử còn quá nhỏ, thời gian tiếp xúc dài, ít thời gian vui chơi ngoài trời. Nếu phải học online nhiều, trẻ cận thị sử dụng loại kính phủ lớp chống ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử để bảo vệ mắt. Khi trẻ sử dụng máy tính, màn hình phải chếch lên 15-20 độ với mặt phẳng ngang, khoảng cách màn hình đến mắt khoảng 50-70 cm. Lưu ý quy tắc 20-20-20, tức học 20 phút thì cho mắt nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6 m) trong 20 giây. Hạn chế tiếp xúc thiết bị điện tử cầm tay, không sử dụng quá gần mắt.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trưởng Đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi đồng 1

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa ở trẻ em (4/4)
 Suy thận ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? (28/3)
 Dấu hiệu nhận biết các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ (28/3)
 Trẻ tuổi nào dễ mắc viêm phổi? (22/3)
 Triệu chứng Covid-19 kéo dài trẻ em thường gặp (18/3)
 Bé trai bị táo bón thủng ruột (18/3)
 Nhiều trẻ bị bỏng do tai nạn khi xông (11/3)
 Bé gái 5 tuổi bị viêm nhiễm "vùng kín", người mẹ ân hận tột cùng khi biết được nguyên nhân: Bác sĩ nhắc nhở có 3 điều cần chú ý! (11/3)
 Các loại thuốc điều trị trẻ mắc Covid-19 (6/3)
 Các bệnh tim thường gặp ở trẻ (6/3)
 Cách xử trí với phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 ở trẻ 5-11 tuổi (6/3)
 Cách giúp kiểm soát huyết áp ở trẻ (6/3)
 Các vị trí tiêm vaccine được khuyến cáo cho trẻ em (2/3)
 Bé gái mắc bệnh vừa chảy máu vừa đông máu (2/3)
 Cách chữa ho hậu Covid-19 ở trẻ (19/2)
 Trẻ nhiễm nCoV có nên dùng thuốc kháng virus? (19/2)
 Cúm - bệnh nguy hiểm thường bị nhầm với cảm (19/2)
 Bé 6 tháng tuổi khó thở, nổi mẩn đỏ khắp người sau khi ăn món này: Trẻ ăn dặm sai cách ảnh hưởng đến trí não, dễ mắc bệnh nguy hiểm sau này, cha mẹ cần lưu ý! (19/2)
 Trẻ mới khỏi Covid-19 có thể tiêm vaccine sởi? (8/2)
 Mạch máu dị dạng quấn quanh khí quản bé trai (8/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i