Sức khoẻ
Tin tức > Sức khoẻ
   Mách cha mẹ cách xử trí bệnh thường gặp ở trẻ khi bắt đầu đi học

Mùa tựu trường, trẻ em bắt đầu đi học nên rất nhiều cha mẹ lo lắng, sợ con bị ốm, nhất là khi các loại dịch bệnh đang gia tăng.

Vì sao trẻ dễ ốm khi bắt đầu đi học? Câu hỏi này được rất nhiều cha mẹ than phiền. Trẻ sẽ bắt đầu đi học khi trẻ từ 3 đến trước 6 tuổi. Giai đoạn này về thể chất, trẻ sẽ chậm lớn hơn những năm trước đó. Trẻ ăn được thức ăn cứng của người lớn, bắt đầu chán thức ăn mềm của trẻ nhũ nhi. Vì vậy, trẻ rất dễ chán ăn. 

Tuổi này trẻ phát triển nhiều khả năng như nói sõi, hát, đọc thơ, học vẽ, học đếm. Trẻ bắt đầu tiếp xúc rộng rãi với môi trường trườ`ng học, có nhiều bạn bè và nhiều người xung quanh, nên trẻ dễ có những rối loạn về tâm lý, có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Những bệnh trẻ dễ mắc phải khi bắt đầu đi học

‎Dễ rối loạn tâm lý ở trẻ lần đầu tiên đi học

Một số trẻ lần đầu tiên đi học có biểu hiện sợ hãi, lo lắng do sợ xa cha mẹ, sợ bạn bè trêu chọc… Trẻ thường khóc la, phản kháng, không chịu đến lớp hay có những biểu hiện như: Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, rối loạn tiểu tiện (đái dầm, nín tiểu).

‎Biện pháp cho cha mẹ là cần giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi, lo lắng bằng cách làm công tác chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Trò chuyện với trẻ, nhẹ nhàng giải thích để trẻ biết được sự cần thiết phải đến trường, tạo tinh thần tự giác cho trẻ. Khuyến khích tính độc lập và tự tin của trẻ, giúp trẻ giao tiếp với bạn bè. Tạo sự an tâm cho trẻ, giúp trẻ dễ dàng hòa hợp với môi trường học đường, hạn chế những rối loạn tâm lý.

 

Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh hay gặp ở trẻ em. Ảnh minh hoạ.

‎‎Nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay gặp ở trẻ em lứa tuổi này, gặp ở trẻ nữ nhiều hơn trẻ nam. Nguyên nhân thường do lạ chỗ khiến trẻ nín tiểu, uống ít nước, sau khi đi tiểu không vệ sinh sạch sẽ.

Biểu hiện nhiễm trùng đường tiểu thường mơ hồ và dễ bị bỏ qua như: Sốt kéo dài, biếng ăn, hoặc chỉ là không tăng cân. Nếu để ý sẽ nhận thấy trẻ có tình trạng tiểu ít đi, màu sắc nước tiểu thay đổi, có biểu hiện tiểu ngắt quãng, tiểu rắt, tiểu són trong quần kéo dài.

Khi trẻ có các biểu hiện này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám, xét nghiệm nước tiểu để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Có thể mắc các bệnh truyền nhiễm

Như chúng ta đã biết, do sức đề kháng kém và môi trường nhà trẻ đông đúc, khiến cho sự lây nhiễm các bệnh có thể xảy ra. Các bệnh truyền nhiễm dễ lây phải kể đến là các bệnh viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi… 

Ở trường học trẻ hay gặp viêm họng do siêu vi kết hợp với viêm kết mạc mắt, có thể gây thành dịch. Bệnh bắt đầu đột ngột với biểu hiện: Sốt trong vài ngày, chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, có khi kèm đau họng, nuốt khó... Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn, hầu hết các trường hợp viêm họng do siêu vi đều tự khỏi trong vòng 4 – 5 ngày.

Nhiễm các bệnh do virus

Đặc điểm nổi bật là trẻ sốt đột ngột, sốt cao > 39 độ C, sốt liên tục cả ngày và đêm, dùng thuốc hạ sốt thì thân nhiệt có giảm một thời gian rồi lại tăng lên. Kèm theo sốt, nhiều trẻ còn phát ban, đau bụng, nôn, tiêu chảy…

Bệnh nhiễm virus rất hay gặp và cần lưu ý vào mùa mưa là bệnh sốt xuất huyết. Biểu hiện xuất huyết có thể đa dạng từ nhẹ đến nặng: Những chấm xuất huyết li ti trên da, hay tự nhiên có vết bầm, mảng xuất huyết ở tay chân, thân mình, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn và đi tiểu ra máu…

Các biểu hiện nhiễm virus thường xuất hiện cấp tính, trẻ hết sốt sau 3 – 5 ngày và sẽ khỏe lại từ từ. Nếu sốt xuất huyết trở nặng, trẻ đột nhiên hết sốt và mệt nhiều, bứt rứt, vật vã, tay chân lạnh, đau bụng, nôn hoặc đi tiểu ra máu.

Để phòng tránh nhiễm virus: Cần giữ ấm cho trẻ, đảm bảo vệ sinh ăn uống, giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ. 

Để phòng ngừa sốt xuất huyết: Diệt muỗi, giữ nhà cửa thông thoáng, dọn vật chứa nước cặn, nằm màn. Không cho trẻ chơi ở những chỗ tối để tránh bị muỗi đốt (góc nhà, kẹt tủ…). Nếu trẻ sốt cao sau 2 ngày dùng thuốc hạ sốt mà trẻ không đỡ hơn, cha mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay, để phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh nhiễm virus rất hay gặp và cần lưu ý vào mùa mưa là bệnh sốt xuất huyết.

Cách phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ

Đối với viêm hô hấp trên, cha mẹ cần chú ý tránh để trẻ tiếp xúc môi trường có khói bụi, thuốc lá, không khí lạnh. Cách ly trẻ với người bị bệnh. Vệ sinh răng miệng, xịt rửa mũi, súc họng hàng ngày. Tiêm chủng đầy đủ.

Khi trẻ sốt nhẹ, cho trẻ mặc quần áo mỏng và thoáng. Làm thông thoáng mũi. Khi trẻ ho, khò khè... cần vỗ rung để giúp tống xuất đờm ra ngoài. Dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi và không khạc nhổ bừa bãi. Tránh tiếp xúc khói, bụi, thuốc lá, không khí lạnh (vì sẽ kích thích trẻ ho). Cho trẻ uống nhiều nước và tăng cường dinh dưỡng.

‎Biến chứng của viêm hô hấp trên là viêm phổi. Trẻ thường sốt cao, ho có đờm, thở nhanh, khó thở. Trẻ mệt mỏi, kém ăn, kém chơi. Những trẻ này cần được khám, điều trị tại cơ sở y tế. 

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ cần theo dõi nhịp thở, kiểu thở, các biểu hiện khó thở là những dấu hiệu bệnh tăng nặng. 

Nếu có một trong các dấu hiệu: Sốt rất cao, mệt nhiều, thở mệt, thở bất thường… cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

BS. Nguyễn Tâm Long

Nguồn https://suckhoedoisong.vn/mach-cha-me-cach-xu-tri-benh-thuong-gap-o-tre-khi-bat-dau-di-hoc-169230918080506351.htm

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ dưới 5 tuổi (19/9)
 9 loại thực phẩm có nhiều protein hơn trứng (18/9)
 'Bùng nổ' thừa cân béo phì ở trẻ: Cần giáo dục về dinh dưỡng (14/9)
 Cách giúp trẻ giảm ho sổ mũi tại nhà hiệu quả (8/9)
 Cách ngăn ngừa và điều trị chấy cho trẻ khi tựu trường (7/9)
 Trẻ đau mắt đỏ tăng, phòng lây lan thế nào (6/9)
 Phòng viêm mũi dị ứng ở trẻ hiệu quả khi thời tiết chuyển mùa (4/9)
 Trẻ đau bụng, nôn khi nào cần đưa đến bệnh viện gấp? (30/8)
 5 sai lầm khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ (22/8)
 Giúp bé tăng cân khỏe mạnh (17/8)
 Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ trong thời gian niềng răng (15/8)
 Trứng ngon bổ nhưng trẻ nên ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày là đủ? (11/8)
 Quan niệm sai lầm về niềng răng ở trẻ khiến cha mẹ phải hối tiếc (10/8)
 Trẻ đang chơi bỗng dưng đột quỵ, những dấu hiệu cần đưa đến viện ngay (8/8)
 Trẻ nhỏ có cần dùng kem dưỡng da không? (4/8)
 3.600 trẻ tại 7 tỉnh, thành được tầm soát về bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng (31/7)
 Chuyên gia chỉ cách chống sốc nhiệt cho trẻ (28/7)
 Cách xử trí cơn hen cấp ở trẻ em tại nhà (28/7)
 Viêm cầu thận cấp ở trẻ, dự phòng thế nào? (27/7)
 Viêm phổi dai dẳng tái diễn ở trẻ, phòng ngừa như thế nào? (26/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i