Bệnh ngoài da
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh ngoài da
   Viêm da mủ ở trẻ, bệnh dễ gặp vào mùa nắng.

Về mùa hè, da luôn ẩm ướt mồ hôi, những xây xước dù nhỏ cũng có thể bị nhiễm khuẩn tụ cầu, liên cầu, gây rôm sảy, đinh nhọt, chốc lở, gọi chung là viêm da mủ. Bệnh có thể xuất hiện do những sai sót của bà mẹ trong việc vệ sinh cho trẻ như tắm gội, quấn tã lót...

Vùng thóp của trẻ từ sau lọt lòng tới 12 tháng thường có lớp vảy màu nâu sẫm, có khi dày bết cả tóc, dân gian gọi là "cứt trâu", do tuyến bã nhờn tiết ra khô đọng lại. Đây là lớp mỡ sinh lý có tác dụng bảo vệ vùng thóp xương sọ còn hở. Khi trẻ 1-2 tuổi, hộp sọ vùng thóp đã kín hẳn, cứt trâu dần dần bong hết. Nếu bà mẹ sốt ruột mà cạy lớp vảy đó hoặc dùng lược bí để chải thì có thể gây xây xát da đầu, dẫn đến nhiễm khuẩn, viêm chân tóc, chốc lở, từ đó lan rải rác khắp cơ thể.

Việc gội đầu cho con quá nhiều, lạm dụng xà phòng, cào vò quá mạnh cũng làm mất lớp mỡ bảo vệ da đầu, kèm theo xây xát da, cũng dễ trở thành chốc lở.

Nhiều bà mẹ sinh con đầu lòng do thiếu kinh nghiệm, sợ con bị lạnh nên mặc dù trời nóng, ở trong phòng kín vẫn ủ nhiều tã lót cho trẻ, thậm chí dùng lót đệm nylon, gây bí hơi, tăng tiết mồ hôi, tạo thành chứng hăm tã ở mông bẹn hoặc rôm sảy ở lưng, cổ, ngực. Da bị hăm ban đầu chỉ hơi trợt đỏ, rớm máu, sau sẽ sưng tấy, chảy mủ; trẻ nổi hạch bẹn, đau, phát sốt. Nặng hơn, trẻ có thể bị viêm da liên cầu toàn thân, điều trị khó khăn, phức tạp.

Việc tắm cho trẻ quá lâu, kỳ cọ quá mạnh cũng làm vỡ các nốt rôm sảy, dẫn tới đinh nhọt, phỏng rạ, chốc lở. Ở vườn trẻ, mẫu giáo, các bệnh ngoài da rất dễ lây lan do các cháu dùng chung khăn mặt, chậu tắm, chén uống nước.

Đinh nhọt, chốc lở cũng có thể xuất hiện ở những trẻ ăn nhiều đồ nóng (có hàm lượng đường cao) trong mùa hè như mít, xoài, dứa, ổi, vải, nhãn...

Đề phòng viêm da mủ cho trẻ trong mùa nóng, các bà mẹ nên chú ý:

- Tắm gội đều đặn, nhẹ nhàng, nhanh chóng cho trẻ. Không cào vò quá mạnh, không lạm dụng xà phòng để tránh làm mất lớp mỡ bảo vệ tự nhiên của da. Nên tắm nước lá chè tươi, lá bàng, sài đất, mướp đắng... đun sôi để ấm, có tác dụng phòng viêm da mủ ở trẻ em.

- Không quấn tã lót quá nóng ở vùng lưng và vùng sinh dục của trẻ.

- Không cho trẻ em ăn quá nhiều "quả nóng" có hàm lượng đường cao, nên ăn "đồ mát" như giá đỗ, đậu đen, rau, đậu xanh, bột sắn, cam, bưởi, đu đủ...

- Khi trẻ bị viêm da mủ, cần cho đi khám bệnh sớm, đề phòng biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết. Không tự động dùng kháng sinh, bôi thuốc, dán cao, đắp lá không thích hợp vì dễ gây biến chứng lở loét, viêm da nặng thêm.

GS Nguyễn Xuân Hiền, Sức Khỏe & Đời Sống


 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Viêm da tiết bã ở trẻ em (22/1)
 Bệnh da thường gặp ở trẻ. (22/1)
 Hăm da ở trẻ bị tiêu chảy (19/11)
 Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ (20/9)
 Chàm và dị ứng da bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. (12/9)
 Chàm và dị ứng da: Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi (10/9)
 Bỏng trẻ em những tai nạn thương tâm. (29/8)
 Trị rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ em. (24/8)
 Bệnh về da thường gặp ở trẻ. (16/8)
 Viêm da do tã lót. (26/6)
 Mụn nhọt (24/4)
 Rôm sảy (20/4)
 Coi chừng những cái “bóng nước”! (15/3)
 Trẻ bị Kawasaki dễ mắc bệnh mạch vành (4/1)
 Đừng chủ quan với mụn, nhọt trên đầu trẻ (14/6)
 Điều trị ghẻ bằng thuốc nam (7/12)
 Bệnh Chốc (impertigo) (5/12)
 Bệnh ghẻ (5/12)
 Bệnh nhọt (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i