Bệnh khác
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh khác
   Trẻ chưa phân rõ giới tính: Cần đưa ngay đến bệnh viện
Đa số  mọi người  sinh  ra  đều có giới tính rõ ràng, nhưng cũng có không ít người sinh ra lại có bộ phận sinh dục không phân biệt được là nam hay là nữ. Con tôi cũng đang trong tình trạng như vậy, xin hỏi bệnh này như thế nào và tôi phải làm gì?

Anh Huỳnh Hương- Giáp Bát

Trong ngôn ngữ thông thường, chúng ta gọi đó là ái nam ái nữ. Còn y học gọi là tình trạng sinh học lưỡng tính hoặc tình trạng chưa phân rõ giới tính. Khoa học ngày nay đã chứng minh rằng, lúc đầu, tuyến sinh dục luôn có hai khả năng phát triển thành nam hoặc nữ. ở người bình thường, nhờ tác dụng của gen xác định giới tính, tinh hoàn được tạo ra và ức chế phát triển. Nếu thai là nữ, buồng trứng và hệ thống sinh dục nữ được tạo không có sự hiện diện của hormone nam. Còn ở những người bị ái nam ái nữ, bộ phận sinh dục của họ phát triển không bình thường.

Căn nguyên của hiện tượng sinh dục lưỡng tính đó có thể là do hậu quả của sự biệt hóa không bình thường ngay trong giai đoạn đầu khi hình thành bào thai, dẫn đến bệnh bẩm sinh không có tinh hoàn hoặc bệnh ái nam ái nữ thật (vừa có tinh hoàn vừa có buồng trứng). Hoặc thai nhi vốn là nữ nhưng bị tác động của hormone nam khi còn ở trong bụng mẹ, có nghĩa là một bé gái bị nam hóa hay còn gọi là ái nam ái nữ giả (gặp trong hội chứng tăng sinh thượng thận bẩm sinh và cũng có thể do mẹ uống thuốc có tác  dụng nam hóa trong thời kỳ mang thai). Hay thai nhi vốn có tinh hoàn nhưng các dấu hiệu nam tính kém phát triển (ái nam ái nữ giả ở con trai) có thể gặp ở trong các  bệnh hội chứng kháng hormone nam, tinh hoàn cả hai bên không xuống bìu mà ở lại trong bụng (ẩn tinh hoàn hai bên).

 Trẻ ở tình trạng sinh dục lưỡng tính không chỉ là mối lo của cả gia đình mà còn là vấn đề y học, xã hội, pháp lý quan trọng. Vì vậy, ngay sau khi sinh, nếu thấy bộ phận sinh dục của trẻ không bình thường hoặc nhìn mà không xác định được giới tính rõ ràng, cha mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để điều trị kịp thời. Các bác sỹ sẽ thảo luận tính chất của         bệnh, từ đó sẽ quyết  định  việc chuyển đổi  giới tính và tìm ra phương hướng giáo dục sao cho có lợi nhất đối với đứa trẻ.

                                 ( Theo Hà Nội Mới )

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Viêm tai giữa - căn bệnh rất thường gặp ở trẻ em (11/6)
 Có nên nạo V.A cho trẻ em? (8/6)
 Viêm não Nhật Bản: Số trẻ ngoài phạm vi tiêm chủng tăng cao (5/6)
 Trẻ em bị ung thư mắt ngày càng gia tăng (4/6)
 Phòng ngừa ung thư ở trẻ em (24/5)
 Bệnh do giao mùa (14/5)
 Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em (7/5)
 Cảnh giác với các bệnh mùa hè trẻ thường mắc phải (5/5)
 Chứng thoát vị ở trẻ nhỏ (2/5)
 Đái dầm ở trẻ em (21/4)
 Bệnh “búp bê”: Sống nhờ ăn bắp (13/4)
 Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em (9/4)
 Những ngộ nhận về răng sữa (6/4)
 Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ (5/4)
 Bệnh lý mắt bẩm sinh ở trẻ nhỏ: Có thể mù nếu không phát hiện sớm (2/4)
 4 bệnh trẻ thường gặp mùa nắng nóng (31/3)
 Bệnh viêm tai giữa thanh dịch (30/3)
 Hội chứng (28/3)
 Trẻ bị sốt, hãy bình tĩnh! (16/3)
 Làm gì khi con bạn nhiều ráy tai. (16/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i