Bệnh khác
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh khác
   Kiểm tra xem bé có bị viêm A-mi-đan?
 
 Ảnh: minh họa
Thời tiết chuyển mùa, cơ thể các bé rất nhạy cảm nên dễ mắc bệnh như cảm cúm và nhất là viêm a-mi-đan. Các bác sĩ khoa Nhi cho biết, viêm a-mi-đan là bệnh về đường hô hấp mà nhiều bé hay mắc phải, chiếm tỉ lệ từ 30-55% trong bệnh lý ở trẻ em. Phẫu thuật cắt a-mi-đan cũng cao hàng thứ hai trong các loại giải phẫu thường gặp ở trẻ.

Biểu hiện của sự viêm nhiễm

A-mi-đan là hai khối mô nhỏ nằm sâu trong cổ họng và là tấm lá chắn có nhiệm vụ ngăn chặn vi khuẩn, vi-rút xâm nhập vào cơ thể.

Trẻ từ 2-7 tuổi rất dễ mắc bệnh này. Khi bệnh, a-mi-đan sưng to, cổ họng của bé bị thu hẹp lại, chỗ sưng tấy gây tắc nghẽn, khiến bé khó thở, làm giảm lượng ô-xy lên não.

Béo phì cũng là thủ phạm gây bệnh này. Khi con bạn “quá khổ”, không khí khó đi vào đường thở, dễ làm a-mi-đan sưng lên.

Theo nhiều nghiên cứu, những trẻ với tiền sử bị viêm a-mi-đan nhiều lần thường có thành tích học tập kém hơn các bạn đồng trang lứa.

Có nhiều triệu chứng dễ thấy của bệnh này như bé khó ngủ, đau đầu vào lúc sáng sớm hoặc dễ cáu kỉnh, hiếu động thái quá, giảm khả năng chú ý.

Khi không thở được, trẻ thường khó ngủ nhưng sau khi đã ngủ, bé lại rất say giấc đến mức không thể điều khiển được việc đi tiểu của mình, điều này dẫn đến tình trạng “tè dầm”.

Nếu phát hiện bé khó thở trong khi ngủ, bạn nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra cổ và a-mi-đan. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X -quang để xác định kích cỡ nơi không khí đi vào.

Nếu a-mi-đan sưng quá lớn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đưa trẻ đến các nơi chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để kịp thời chữa trị.

Giải pháp nào cho bé?

Bạn nên biết, phẫu thuật cắt a-mi-đan không có gì phức tạp, thời gian chỉ dài hơn tiểu phẫu một chút, đừng quá lo lắng. Nếu quyết định không làm phẫu thuật, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.

Để con tránh bệnh này, bạn nên hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng hàng ngày thật kỹ.

Muốn tăng sức đề kháng, nên cho bé đi ngủ sớm, ăn uống đầy đủ trái cây, rau tươi. Về mùa đông phải luôn giữ ấm cho con.

Mùa hè, bạn tránh để trẻ mặc quần áo thấm nhiều mồ hôi sẽ ngấm lạnh vào người. Không để con ngủ trực tiếp dưới quạt máy.

Khi trẻ đang nóng, toát mồ hôi, không nên tắm ngay. Mỗi khi tắm nhớ tránh nơi gió lùa, bé tắm xong phải được lau khô, ủ ấm. Không cho bé dùng thức ăn lạnh.

                                       ( Theo Tiếp thị và Gia đình )

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ chưa phân rõ giới tính: Cần đưa ngay đến bệnh viện (15/6)
 Viêm tai giữa - căn bệnh rất thường gặp ở trẻ em (11/6)
 Có nên nạo V.A cho trẻ em? (8/6)
 Viêm não Nhật Bản: Số trẻ ngoài phạm vi tiêm chủng tăng cao (5/6)
 Trẻ em bị ung thư mắt ngày càng gia tăng (4/6)
 Phòng ngừa ung thư ở trẻ em (24/5)
 Bệnh do giao mùa (14/5)
 Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em (7/5)
 Cảnh giác với các bệnh mùa hè trẻ thường mắc phải (5/5)
 Chứng thoát vị ở trẻ nhỏ (2/5)
 Đái dầm ở trẻ em (21/4)
 Bệnh “búp bê”: Sống nhờ ăn bắp (13/4)
 Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em (9/4)
 Những ngộ nhận về răng sữa (6/4)
 Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ (5/4)
 Bệnh lý mắt bẩm sinh ở trẻ nhỏ: Có thể mù nếu không phát hiện sớm (2/4)
 4 bệnh trẻ thường gặp mùa nắng nóng (31/3)
 Bệnh viêm tai giữa thanh dịch (30/3)
 Hội chứng (28/3)
 Trẻ bị sốt, hãy bình tĩnh! (16/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i