Giáo dục mầm non
   Đầu tư cho giáo dục mầm non: Chăm cây từ... ngọn?
 
 
 Trẻ em vùng cao cần được quan tâm nhiều hơn ở bậc học mầm non - Ảnh: Quốc Hùng 
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2007-2008, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết: Hiện đang tồn tại một nghịch lý là chi phí đầu tư cho bậc tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất: 27,32%, bậc THCS: 23,5%, đại học là 15,7%, nhưng chi phí đầu tư cho bậc mầm non chỉ chiếm vỏn vẹn 4,5%! Có thể ví như chúng ta đang trồng và chăm sóc cây từ... ngọn!

Khi "gốc" bị bỏ quên

Theo báo cáo của các tỉnh, thành, năm nay số trường mầm non và số trẻ ăn bán trú trong toàn quốc tăng rõ rệt, đứng đầu là TP.HCM (100% trẻ nhà trẻ và 93% trẻ mẫu giáo được ăn tại trường); kế đến là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình, Bắc Giang... Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 11% (năm 2005-2006) xuống còn 10%... Ở TP.HCM, hiện đã có 35/48 trường mầm non bán công chuyển sang công lập tự chủ về tài chính, hầu hết các trường vẫn được nhận kinh phí của Nhà nước từ 20 - 50% tổng mức chi hằng năm. Còn Hà Nội đang có dự án chuyển đổi 5 trường mầm non trọng điểm sang mô hình tư thục chất lượng cao, nhằm cạnh tranh với các trường mầm non dân lập chất lượng cao và các cơ sở giáo dục quốc tế đang mọc lên như "nấm sau mưa".

Tuy nhiên, đó chỉ là vài tỉnh, thành phố trọng điểm của cả nước mà thôi. Trong thực tế, bậc mầm non cũng đang đối mặt với sự "phân hóa" khá gay gắt giữa các vùng miền. Đến nay toàn tỉnh chưa có trường chuẩn mầm non nào. Nhiều năm nay, bậc học mầm non gần như bị "bỏ quên" nên trẻ nhỏ vẫn phải học nhờ trong chùa, trong nhà kho bị bỏ hoang, hoặc học tạm ở các trường tiểu học.

Toàn tỉnh chỉ có 20% trẻ được học bán trú, còn lại phải học một buổi vì nếu học thêm buổi nữa thì... không có gì để ăn! Đại diện Sở GD-ĐT Ninh Thuận ngậm ngùi: "Chúng tôi chẳng vui gì khi nói ra cái nghèo, cái khó của mình nhưng ngành mầm non quá khó khăn, số trẻ bỏ học rất cao". Còn Lào Cai là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc hiện vẫn còn tình trạng: ở nhiều huyện, xã không có trường mầm non. Trong "cái khó ló cái khôn", tỉnh phải huy động nhân dân đóng góp lương thực cho học sinh bán trú ăn tại trường ở tất cả các cấp học.

Ở huyện Simacai có một cách làm rất vui như thế này: 100% trẻ mẫu giáo của huyện là người dân tộc H'mông. Do không thuê được cô nuôi trẻ vì cha mẹ không có điều kiện đóng tiền ăn, hội phụ huynh ở đây đã có sáng kiến phân công các bà mẹ đến nấu ăn cho trẻ. Hôm nào trẻ đi học về đeo thẻ ở cổ thì mẹ bé sẽ biết ngày đến lượt mình tới trường nấu ăn. Sở dĩ hội phụ huynh nghĩ ra cách làm có một không hai này vì cha mẹ các bé biết tiếng Việt rất ít.

Giải "bài toán con nhà nghèo"

Với thái độ chân tình, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ với với các Sở GD-ĐT và các thầy cô giáo về những khó khăn của ngành học mầm non. Ông kể: "Trong chuyến đi công tác Bắc Giang gần đây, các cô giáo mầm non cho biết, trường nghèo nhưng không dám thu tiền học, tiền ăn của các em, vì nếu nói họ (phụ huynh) phải đóng tiền học, họ sẽ mang con chó, là thứ "tài sản" duy nhất trong nhà họ đến...".

Trở lại con số thống kê về chi phí đầu tư cho các bậc học, ông thừa nhận: Chi phí đầu tư cho ngành học mầm non hiện nay quá thấp, nhưng muốn tăng đầu tư cho mầm non lên 15% thì phải đóng cửa tất cả các trường THPT, và muốn tăng lên 20% thì đóng cửa luôn các trường ĐH! Thế nên theo Bộ trưởng: "Chúng ta phải áp dụng "bài toán con nhà nghèo" để phát triển ngành học mầm non". Cũng theo ông thì lời giải của "bài toán con nhà nghèo" ở đây là trong mâu thuẫn về tài chính, phải có lộ trình phổ cập giáo dục mầm non mang tính thực tiễn; trước mắt ưu tiên phổ cập mầm non 5 tuổi.

Một vấn đề nữa chưa được hội nghị đề cập đến nhưng lại được ông Nguyễn Thiện Nhân đặc biệt quan tâm, đó là vai trò giám sát chất lượng các cơ sở giáo dục xã hội hóa. Ông cho rằng, nếu làm tốt xã hội hóa sẽ góp phần nâng tổng đầu tư cho giáo dục, nâng số lượng trẻ đến lớp, nhưng hiện nay các cơ sở mầm non xã hội hóa đang bị "buông lỏng" hoàn toàn về chất lượng.

Ông đề nghị: Kết thúc học kỳ 1 của năm học 2007-2008, Vụ Mầm non phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cần xây dựng xong chương trình đánh giá chất lượng các cơ sở mầm non xã hội hóa ở tất cả các địa phương. Lãnh đạo Bộ cũng sẽ sớm có công văn nhắc nhở những địa phương chỉ dành 10% ngân sách cho giáo dục, gây khó khăn trực tiếp cho ngành giáo dục.

                                      ( Theo Thanh Niên )

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Cả nước có gần 6 ngàn trường chuẩn (14/8)
 Hoa Trà My – Ngôi trường mầm non quốc tế mới của Hà Nội (13/8)
 Giáo dục mầm non vẫn khổ (13/8)
 Mầm Non Sơn Ca: Trường mầm non thứ 2 của Quận 9 TPHCM đạt chuẩn quốc gia (11/8)
 Chưa phổ cập giáo dục mầm non vì thiếu kinh phí (11/8)
 Ngành Giáo dục-Đào tạo Hà Nội tổng kết năm học 2006-2007 (10/8)
 TPHCM: Hội Nghị Tổng Kết Năm Học 2006-2007 & Phương Hướng Nhiệm Vụ Năm Học 2007-2008 (9/8)
 Giáo Dục Mầm Non Quận 3 : Tổ chức lớp "Bồi dưỡng chuyên môn " hè 2007 (9/8)
 KHAI MẠC HỘI SÁCH - THIẾT BỊ GIÁO DỤC (8/8)
 Nghỉ hè còn 2 tháng (8/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i