Giáo dục mầm non
   Hai “điểm nóng” của ngành giáo dục
 
 

 

Chất lượng giáo dục mầm non là một trong những bức xúc của ngành giáo dục. Trong ảnh: Sinh hoạt của các cháu lớp chồi tại trường mầm non Tân Tạo, huyện Bình Chánh. Ảnh: HTD (Ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)

Học sinh bỏ học tăng và chất lượng mầm non yếu kém giáo dục là hai vấn đề chưa tìm ra lời giải.

Hôm qua (1-2), tại Tây Ninh, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị giao ban cuộc vận động “hai không” lần thứ hai năm 2007-2008 của ngành giáo dục các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Nhìn lại năm học 2007-2008, ngành giáo dục triển khai cuộc vận động “hai không” - “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi sai lớp”, hầu hết các đại biểu đánh giá có những thành công bước đầu và có ý nghĩa thiết thực. “Hai không” đã phần nào “hóa giải” được vướng mắc mà từ lâu tưởng như ngành giáo dục khó có thể vượt qua. Tuy nhiên, nhiều vấn đề phát sinh của ngành trong thời gian gần đây vẫn khiến xã hội chưa yên tâm.

Hàng vạn học sinh bỏ học

Ông Lê Minh Hoàng - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai nêu thực trạng: Hiện toàn tỉnh có đến gần 3.500 học sinh các cấp tiểu học, THCS, THPT đã bỏ học. Trong đó, số học sinh THPT bỏ học tăng nhiều nhất (tăng 1,61% so với cùng kỳ năm học trước).

Toàn tỉnh Bình Phước cũng có khoảng 2.000 học sinh các cấp bỏ học, trong đó học sinh hệ THCS bỏ học chiếm đa số với tỷ lệ 5% trên tổng số học sinh đi học hiện nay. Khó khăn nhất là tỉnh Bình Thuận. Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, ông Nguyễn Văn Hiến, cho biết tỉnh hiện có đến trên 11.000 học sinh các cấp đã bỏ học. Trong đó, số học sinh bỏ học hệ THPT chiếm đến 9%, hệ THCS chiếm 5%...

Nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏ học

Theo ông Lê Minh Hoàng, nhiều vùng địa phương đang phát triển khu công nghiệp, nhiều học sinh do học yếu kém bỏ học đi làm thuê. Mặt khác, dân lao động nhập cư từ xa đến nhưng đến mùa về thăm quê lại kèm theo con em. Còn ông Nguyễn Văn Hiến trăn trở: “Hai nguyên nhân chính là do học sinh học yếu kém, gia đình nghèo khổ. Chúng tôi chống “ngồi nhầm lớp” thì tăng cường dạy học và thi chặt chẽ, hết sức vận động học sinh học nhưng các em không đi. Đành phải chấp nhận!”.

Chưa có ý kiến khẳng định rằng với “hai không”, việc ngành giáo dục chung tay chống chạy theo thành tích đã tác động đến việc hàng vạn học sinh trong cả nước bỏ học. Tuy nhiên, hiện tượng học sinh bỏ học tăng như kể trên cũng đã khiến cho nhiều nhà quản lý giáo dục băn khoăn.

Giải pháp nào cho giáo dục mầm non?

Nhiều đại biểu bức xúc đề cập đến những thực trạng và giải pháp quản lý các cơ sở nhóm trẻ gia đình. Bà Nguyễn Hồng Liêu - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Thuận nêu: “Tôi thấy tỉnh tôi có nhiều nơi không được cấp phép cho nhóm trẻ gia đình hoạt động nhưng những nơi này lại được quản lý và thu thuế đến 10 năm nay. Cần nâng cao trách nhiệm vai trò quản lý của địa phương”. Trong khi đó, tại tỉnh Bình Dương hiện có đến gần 200 cơ sở, nhóm trẻ gia đình giữ trẻ nhưng qua công tác kiểm tra, hầu hết không đảm bảo những quy định nuôi dạy trẻ.

Tỉnh Đồng Nai cũng tình trạng tương tự. Ông Lê Minh Hoàng - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh kiến nghị: “Chính phủ cần xem xét lại hệ thống giáo dục mầm non để có hướng đầu tư phát triển. Mỗi xã, phường, mỗi nông trường nên duy trì có một trường mầm non công lập, phát triển cơ sở mầm non trong các khu công nghiệp, nhà máy và khuyến khích đào tạo nghiệp vụ cho giáo viên mầm non...”.

Một tiết sinh hoạt tại Trường mầm non Tân Tạo trong khu công nghiệp. Ảnh: HTD


Trước thực trạng này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết ngành giáo dục sẽ có hướng chỉ đạo Vụ Giáo dục mầm non bàn cơ chế làm thế nào phát triển giáo dục tốt hơn nhằm giảm nguy cơ trong giáo dục mầm non. “Người đứng đầu quản lý nhóm trẻ bắt buộc phải có trình độ chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên... Trước mắt, Bộ sẽ có đánh giá sơ bộ tổ chức lại vấn đề này, có quy chế hoạt động tạm thời nhằm gắn kết giữa cha mẹ học sinh và các nhóm trẻ. Vì hiện nay cha mẹ gửi con vào cơ sở nhóm trẻ mà không có sự cam kết nào...” - Phó Thủ tướng khẳng định.

( Theo Báo Pháp Luật )

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Công lập "sợ" trẻ dưới 18 tháng tuổi? (13/2)
 Giải bài toán quá tải ở trường mầm non (11/2)
 Cải cách giáo dục nhìn từ một bài tập vẽ (11/2)
 Ban biên tập website Mầm Non chúc tết cán bộ, giáo viên, phụ huynh cùng toàn thể sinh viên và các em thiếu nhi trong cả nước (8/2)
 Mầm non rộn ràng vui đón xuân về (3/2)
 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (29/1)
 Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà: Phải có thêm trường mầm non công lập cho người nghèo (29/1)
 MN Măng Non 3: Lễ đón nhận huân chương lao động hạng III (29/1)
 Sơ kết học kì I và đề ra phương hướng công tác trong học kỳ II (28/1)
 Hồi âm sau loạt bài “Giáo dục mầm non ở TPHCM”: Cần nhiều giải pháp căn cơ (28/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i