Xã hội
   Các nước ở mức trung bình: Inđônêxia, Philíppin và Việt Nam
 
Việt Nam, In-đô-nê-xia và Phi-líp-pin được đánh giá là các nước đạt được những tiến bộ ở mức trung bình trong các hoạt động vì sự sống còn của trẻ. Cả ba nước này đều có nền kinh tế phát triển không đồng đều, đôi lúc có xung đột và đứng trước nguy cơ bị AIDS đe dọa. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kề về sự sống còn của trẻ, nhưng ba nước này vẫn còn có tỉ lệ tử vong trẻ em và bà mẹ khá cao. Cả ba nước đều trên đà đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ 4 (MDG4), giảm 48% hoặc nhiều hơn nữa số tử vong ở trẻ em trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2006. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể như vậy nhưng cả ba nước này đều phải đối mặt với những thách thức để có thể giữ vững những thành tựu này và tiến xa hơn nữa.


Việt Nam và Phi-líp-pin, cũng giống như In-đô-nê-xia, đã cho thấy sự bất bình đẳng đáng kể trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và tỉ lệ tử vong trẻ em giữa thành thị và nông thôn. Ví dụ, ở Việt Nam, trẻ em dưới năm tuổi sống ở nông thôn có nguy cơ bị tử vong cao gấp hơn hai lần so với trẻ sống ở thành phố. Sự bất bình đẳng còn thể hiện tình trạng kinh tế: ví dụ Việt Nam đã vượt qua Mục tiêu Thiên niên kỷ 4 (MDG) và giảm tỉ lệ tử vong của trẻ dưới năm tuổi xuống còn 17 trên 1000 trẻ đẻ sống, nhưng sự chênh lệnh giữa tỉ lệ tử vong ở trẻ thuộc nhóm 20% người giàu nhất và nhóm 20% người nghèo nhất đang gia tăng, điều đó cho thấy những tiến bộ đạt được phần lớn nằm ở khu vực người giàu có trong xã hội.

Cũng giống như các cộng đồng bản xứ của In-đô-nê-xi-a, dân tộc thiểu số ở Việt Nam và cộng đồng Hồi giáo sống ở miền nam Phi-líp-pin thường bị thiệt thòi vì không được hưởng nhiều thành quả của sự phát triển trong thập kỷ qua. Suy dinh dưỡng vẫn còn là mối lo ngại của các nước này. Năm 2006, khoảng 30% trẻ em dưới 5 tuổi ở Phi-líp-pin bị còi cọc hoặc nhẹ cân và vẫn còn khoảng ¼ trẻ bị nhẹ cân ở In-đô-nê-xia và Việt Nam. Việt Nam vẫn trên đà đạt được phần 2 của Mục tiêu Thiên niên kỷ 1 (MDG1), là giảm một nửa số người bị đói từ 1990 đến 2015. Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ được được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời còn rất thấp, chỉ vào khoảng 17%, và các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn thường bị thiếu dinh dưỡng. Đắc Nông, một tỉnh nông thôn ở cao nguyên trung bộ có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao gấp nhiều lần thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là Đắc nông có 35% trẻ dưới 5 tuổi bị nhẹ cân , trong khi đó con số này ở TP HCM chỉ có 10%.

Vẫn còn nhiều rủi ro cho sự sống còn của trẻ em và bà mẹ. Trong khi tỉ lệ người nhiễm HIV giảm ở Cam-pu-chia, My-an-ma và Thái Lan, số liệu mới nhất của Chương trình Phối hợp của LHQ về HIV/AIDS cho thấy số người nhiễm HIV đang tăng cao ở In-đô-nê-xia (nhất là ở tỉnh Papua) và Việt Nam. In-đô-nê-xia là một trong những nước mà dịch HIV lan tràn nhanh nhất trong châu Á. Trong khi đó số người bị nhiễm HIV ở Việt Nam cũng đã tăng gấp 2 lần trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2005. Phần lớn những người nhiễm HIV ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương không nhận thức được tình trạng của mình. Điều này làm cho các chiến dịch truyền thông ngăn ngừa sự lan truyền của HIV và công việc chữa trị AIDS trở nên khó khăn hơn. Không được xét nghiệm và tư vấn về HIV cùng với sự kỳ thị đã làm cho nhiều người ngại không tìm kiếm sự giúp đỡ. Mầm mống bệnh dịch HIV có tác động gián tiếp đến sự sống còn của trẻ, bởi vì tỉ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh cao hơn từ 6-7 lần trong các gia đình không có bố mẹ. VD ở Cam-pu-chia, số trẻ mồ côi tăng gần 25% trong thời gian từ 1990-2005, trong đó khoảng 20% em bị mồ côi do AIDS. Số trẻ mồ côi do AIDS gần như tăng gấp đôi trong thời gian từ 2001-2005.


Theo UNICEF Việt Nam
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hỗ trợ các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tăng thêm cơ hội được sống của trẻ (8/9)
 Sự chênh lệch cản trở bước tiến của Việt Nam trên con đường bảo vệ sự sống còn của trẻ em (8/9)
 Báo cáo Tình hình Trẻ em khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2008 (8/9)
 Mầm Non khai giảng (5/9)
 Giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số: Cần được chú trọng từ "gốc" (5/9)
 Bé khỏe hơn nhờ đi nhà trẻ (5/9)
 Tết Trung thu: Giao lưu với bé Star của Hàn Quốc (5/9)
 Trung Thu đến rồi! (4/9)
 Suy nghĩ của phụ huynh đầu năm học: Bài toán cũ nhưng vẫn mới! (4/9)
 Vui Tết trung thu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (4/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i