Tâm lý
   Dạy con có thói quen làm từ thiện
 

Làm từ thiện và tấm lòng vị tha được đánh giá ở mức độ mới sau các đợt sóng thần ở Châu Á gần đây.

Sau khi chứng kiến những hình ảnh đau thương về nỗi đau và sự chịu đựng gian khổ của các nạn nhân qua tivi, nhiều người đã quyên góp tiền để ủng hộ những người còn sống sót sau những thảm hoạ tàn khốc này.

Ảnh: Inmagine

Rất nhiều bậc cha mẹ sử dụng hình ảnh thiên tai tàn phá cuộc sống để dạy cho con họ về việc làm từ thiện và tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác trong khả năng của mình. Họ cho con cái họ chứng kiến những nỗi đau thương và những thiệt hại không thể tưởng tượng được để chúng mở rộng tình thương và lòng trắc ẩn tới những người chưa quen biết trên toàn thế giới.

Rõ ràng là những cơn sóng thần gần đây mang lại một cơ hội để giáo dục cho trẻ em về lòng từ thiện. Nhưng những người làm cha làm mẹ phải làm gì để giáo dục cho con cái mình về lòng từ thiện? Họ phải làm gì nếu họ muốn lòng vị tha là một quan điểm sống cho con cái của họ? Họ phải làm gì để biến làm từ thiện trở thành thói quen của con cái họ?

Để giúp con cái bạn có thói quen làm từ thiện, hãy xem xét những phương pháp dành cho gia đình bạn dưới đây:

1.Thường xuyên xem xét tủ quần áo để tìm ra những bộ quần áo bạn không mặc nữa, đem những bộ quần áo đó quyên góp cho Quân đội hay ủng hộ cho những người đang cần. Khuyến khích con bạn làm như vậy. Cho phép chúng chọn ra những bộ quần áo hay đồ chơi chúng muốn giữ lại.

Tác dụng của hoạt động này sẽ giảm đi rất nhiều nếu bạn kiểm tra tủ quần áo của trẻ mà không có trẻ ở đó. Để có được kết quả tốt nhất, hãy để con bạn tham gia vào việc chọn lựa những cái gì thích hợp. Cho con bạn đi cùng nếu bạn gửi những thứ đó đến nơi cần làm từ thiện.

2. Thường xuyên sắp xếp một công việc có xu hướng để làm từ thiện như vậy. Tìm ra nơi ở của người gia neo đơn nào đó. Nấu cơm cho họ và mang đến những nơi có những người không có nhà cửa trong cộng đồng của bạn.

3. Hiến máu. Cho bọn trẻ đi cùng để chúng coi bạn như một tấm gương để chúng học hỏi. Nói cho chúng biết tại sao bạn lại hiến máu và những gì bạn mong muốn khi bạn làm như vậy.

4. Tổ chức tiệc sinh nhật như là thời gian để gặp gỡ những người xung quanh. Trong bữa tiệc đầu tiên trong khi chúng còn là học sinh, nhờ những người khách mang đến một món quà hay một quyển sách (mới hoặc cũ) có liên quan đến những thông tin về những hoạt động làm từ thiện gần nhà.

Nói với con bạn về quyển sách nó có và những đứa trẻ không có sách. Giải thích rằng một cách để tổ chức sinh nhật là chia sẻ với những người đang thiếu thốn. Cho con bạn quyết định có dành tặng quyển sách đó cho một gia đình nghèo khó nào đó, một phòng khám hay một vài tổ chức nhân đạo nào đó. Khi bạn đi gửi tặng quyển sách đó với con bạn, hãy ghi lại bằng camera.

5. Tạo ra một chiếc hộp đựng thức ăn sau những kỳ nghỉ và ủng hộ cho những gia đình khó khăn do trường hay nhà thờ của bạn phát động. Cho con bạn tham gia chọn lựa thức ăn đóng hộp, hoa quả hay những thứ khác. Trang trí hộp quà và gửi chúng cùng nhau.

7. Tạo ra một hộp từ thiện trong gia đình bằng những khoản tiền thưởng. Khuyến khích con bạn chia sẻ tiền thưởng của chúng cho những người khác bằng cách ủng hộ vào chiếc hộp đó. Khi chiếc hộp đầy, tìm ra một gia đình cần sự giúp đỡ. Bạn có thể cứu một con cá voi, mua găng tay cho những đứa trẻ đang thiếu thốn hay ủng hộ cho một tổ chức từ thiện, cho những người bị ung thư trong cộng đồng. Đọc các cách làm từ thiện khác nhau trên Internet và chia sẻ những thông tin này với con bạn để giúp chúng có những quyết định có ích.

8. Giúp đỡ người già. Nhặt những cành cây trên sân nhà hàng xóm sau một trận gió lớn. Cắt cỏ cho bà nội. Rửa xe cho ông nội. Lau cửa sổ vào mùa xuân. Giúp người khác trồng hoa.

9. Có kế hoạch thường xuyên làm từ thiện tại nhà thờ hay Giáo đường của mình. Tham gia một phong trào cắt cỏ và dọn cây. Thay phiên nhau làm người chỉ đạo và cho con bạn tham gia.

Bằng cách áp dụng một vài ý tưởng trên đây hoặc những ý tưởng khác tương tự như vậy, bạn sẽ dạy cho con bạn thấy rằng làm từ thiện không phải chỉ trong những trường hợp khẩn cấp. Bạn sẽ giúp chúng đánh giá cao việc giúp đỡ những người đang cần sự giúp đỡ cũng là một cách, chứ không nhất thiết chỉ là úc những thiên tai tàn khốc xảy ra. Hãy nhớ rằng khi bạn giúp đỡ người khác, bạn đang truyền đạt cho con cái bạn một thông điệp về niềm tin của bạn về lòng vị tha.

Theo aFamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi bé hỏi quá nhiều (12/2)
 Giúp bé tự quyết định (12/2)
 Khi trẻ không giữ lời hứa (12/2)
 Đừng Làm Trẻ Hư Hỏng Vì Tiền (12/2)
 Tâm lý bé theo tranh vẽ (11/2)
 Xử trí khi bé “quạu” (11/2)
 Để bé không quấy khi tạm biệt mẹ (10/2)
 Trả tiền cho bé khi... làm việc nhà (11/2)
 Khi trẻ có dấu hiệu ích kỷ (10/2)
 Tạo hứng thú học tập cho trẻ mẫu giáo! (10/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i