Giáo dục trẻ
   Giúp bé học nói
 

Một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất, hạnh phúc nhất của các bậc cha mẹ là được nghe từ đầu tiên con mình nói - đặc biệt nếu từ đó lại là "Mẹ" hoặc "Bố". Học nói được là một thành công lớn đối với bé, vì vậy, hãy khám phá xem bạn có thể giúp bé học nói bằng cách nào nhé!

Sự hiểu biết của một đứa trẻ, về tốc độ nói và ý nghĩa từ ngữ, bắt đầu trước khi bé thực sự có thể nói. Từ giai đoạn rất sớm, trẻ đã nhận thức được người khác đang nói (thậm chí kể cả khi chúng không hoàn toàn hiểu bất cứ từ nào tại thời điểm đó) và các dạng âm thanh được tạo nên từ các giọng nói của những người khác nhau. Nhờ vậy, nói chuyện thường xuyên với bé ngay từ khi bé mới sinh ra sẽ tốt cho quá trình học nói của bé, trẻ sẽ quen với việc nghe giọng bạn và sẽ được khuyến khích để nỗ lực học nói.

Khi nào bé học nói?

Trong giai đoạn đầu, bạn hầu như sẽ không nhận ra được sự nỗ lực học nói của bé. 3 - 4 tháng tuổi, bé sẽ thường xuyên phát ra những âm thanh "gừ gừ" - thường là đáp lại những câu nói của bạn, hay hành động của bạn hướng tới bé. Đừng xem nhẹ những âm thanh này của bé, bởi điều này chính là những nỗ lực đầu tiên của bé trong việc học nói, đồng thời là cơ sở cho sự phát triển ngôn ngữ. Một vài tháng sau, những tiếng gừ gừ của bé sẽ trở thành những tiếng bập bẹ, đó là trẻ đang cố nhắc lại những âm tiết đơn giản.

Một phần lý do giải thích tại sao trẻ sơ sinh lại phát âm ra những tiếng gừ gừ và bập bẹ, chứ không phải là những âm tiết rõ ràng ngay lập tức, là do dây thanh âm của bé - chúng chưa phát triển đầy đủ được cho tới khi bé khoảng 12-18 tháng.

Hầu hết trẻ em bắt đầu phát âm được từ đầu tiên khi trên dưới 1 tuổi, mặc dù trẻ có thể không nắm bắt đầy đủ kỹ năng ngôn ngữ cho tới khi được 18 tháng, tùy thuộc vào sự phát triển dây thanh âm của bé.

Các bậc phụ huynh có thể trợ giúp trẻ thế nào?

Là bậc cha mẹ, bạn sẽ quan tâm nhiều tới quá trình học nói của con mình, trong cả hai giai đoạn: chuẩn bị học nói, và khi kỹ năng nói chuyện của bé phát triển. Như đã đề cập ở phần trên, một phương pháp quan trọng mà bạn có thể sử dụng để khuyến khích con mình luyện tập thường xuyên, tạo ra những âm thanh đầu tiên trong thế giới của trẻ, là nói với bé càng nhiều càng tốt. Điều này có thể thực hiện dễ dàng khi bạn đang chơi với bé, đọc truyện cho bé nghe, khi tắm cho bé, cho bé ăn, hoặc thậm chí khi bạn đưa bé ra ngoài chơi trên xe đẩy.

Thời điểm một đứa trẻ bắt đầu học nói, những nỗ lực khuyến khích chúng của bạn sẽ định hướng cho trẻ, và giúp chúng đạt được những tiến bộ nhanh chóng. Như đã nhắc đến ở trên, nói với trẻ là một cách hay, và hãy đưa bé tham gia vào các cuộc hội thoại, giúp bé mở rộng khả năng nói chuyện. Nhưng bạn cũng có thể giúp bé thêm kinh nghiệm học tập thông qua các trò chơi, đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ nói. Ví dụ:

Bạn có thể chơi trò đếm ngón tay, ngón chân.

Bạn có thể sáng tác ra những trò chơi gọi tên các đồ vật đơn giản, như: quần áo, đồ dùng trong bếp, hay thậm chí là các bộ phận cơ thể.

Hát cùng trẻ, nhưng dừng giữa chừng để bé tự đọc những từ quan trọng bị thiếu. Bằng cách mỗi lần lại bắt trẻ đoán một từ khác nhau, trí nhớ và khả năng học của bé sẽ thay đổi theo.

Sử dụng tranh ảnh với trẻ và yêu cầu bé gọi tên những người hay đồ vật trong tranh ảnh.

Khi trẻ bắt đầu đến trường mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn nữa. Trẻ sẽ có thể nói trôi chảy, tăng cường vốn từ tích cực, trẻ có thể nói liên tục về niềm vui và hạnh phúc của mình cũng như người khác, và trẻ sẽ thích tạo ra những từ riêng chúng có, ví dụ như: trẻ mới học được một từ mới là "thích hợp", trẻ sẽ tích cực sử dụng: "Bộ quần áo thích hợp với bạn", "Con thích hợp bài tập này"... Trong giai đoạn này, bạn có thể tham gia giúp con tăng cường khả năng nói trôi chảy bằng cách hỏi bé, và yêu cầu bé giải thích về điều bạn muốn biết (hãy chắc rằng con bạn cũng hứng thú trao đổi với bạn điều đó), ví dụ: "Con đang chơi gì thế?", "Con đang vẽ cái gì?" "Con định làm cái này thế nào?"...

Khi trẻ bắt đầu vào trường tiểu học, khả năng ngôn ngữ mạch lạc vốn từ của bé đã đạt được bước phát triển tiến bộ lớn. Nói chuyện với chúng về một ngày đã trải qua luôn là điều tốt nhất, và bạn sẽ thấy ngạc nhiên về khả năng nói của con mình - qua đó bạn cũng có thể có được thông tin hàng ngày tại trường của trẻ - ngoài ra, bạn còn có thể trao đổi với bé, khuyến khích bé diễn đạt thành lời về một ngày hoạt động của bé trên lớp.

Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giúp trẻ mẫu giáo học thông qua những tấm gương và ví dụ (25/3)
 Xây dựng mối quan hệ với giáo viên (25/3)
 Trẻ suýt chết do không được dạy về kỹ năng sống (25/3)
 Dạy trẻ học qua các hoạt động giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà (24/3)
 Phát triển kỹ năng tưởng tượng cho trẻ (24/3)
 Bộ dụng cụ của nhà phát minh (24/3)
 Trẻ em và những nhu cầu đặc biệt (20/3)
 Dạy con bằng tình yêu thương (20/3)
 Những lo lắng khi bé học nói (20/3)
 5 điều 'khó xử' khi dạy bé (18/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i