Sức khoẻ
   Trẻ em không nên sử dụng lô hội
 

Nhiều nhà sử dụng lá lô hội để chế thành nước giải khát, các món ăn để giải nhiệt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về Đông y, đây là một vị thuốc có công dụng tẩy mạnh, cần lưu ý khi sử dụng và không nên tự ý dùng cho trẻ em.

Cây lô hội (còn có tên là cây nha đam, lưỡi hổ, long tu...) là một loại thực vật có lá dài và nhiều mấu, có lớp vỏ dày và trong lá chứa một chất trong suốt. Loại được dùng phổ biến nhất là Aloe vera. Nó được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm, bao gồm mỹ phẩm, kem dưỡng và giữ ẩm cho da, kem chữa bỏng và cả kem chống nắng.

Theo "Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam" của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, hoạt chất chủ yếu trong lá lô hội là chất aloin, chiếm tới 16 - 20%, vị đắng và có tác dụng tẩy. Lô hội là một vị thuốc được dùng cả trong Đông và Tây y. Với liều nhỏ (0,05g - 0,1g) lô hội là một vị thuốc bổ, giúp sự tiêu hoá vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không để cặn bã ở lâu trong ruột. Ở liều cao có tác dụng như một vị thuốc tẩy mạnh, nhưng tác dụng chậm, gây sung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột già. Tuỳ theo liều dùng, có thể gây độ tẩy cần thiết.

Trong lá cây lô hội có nhiều chất xơ hoà tan, nhiều vitamin,khoáng chất, các enzyme, amino axit và các tác nhân kháng viêm, kháng khuẩn.

Dịch ép từ lá lô hội giúp làm ẩm và mềm da, làm mau lành vết thương trên da, chữa các chứng táo bón, tiêu chảy, giảm ngứa và sưng tấy vết thương trên da, diệt nấm và vi khuẩn, tăng hiệu quả của các sản phẩm chống nắng. Tuy nhiên, vì có tính gây sung huyết nên lô hội được khuyến cáo không dùng được cho trẻ em, phụ nữ có thai, người bị lòi dom.

Trong gia đình, cách chế biến đơn giản nhất là lột bỏ lớp vỏ xanh, ngâm nước muối rồi lấy phần thạch trong suốt, ướp đường và bảo quản trong tủ lạnh hoặc dùng để nấu chè. Nước lô hội mát, được xử lý hết vị đắng sẽ dễ uống nên được nhiều người ưa thích.

Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung, lô hội tính tẩy mạnh nên những người hư hàn không nên sử dụng. Những người tiêu hoá kém cũng không nên dùng. Nếu dùng liều quá cao (8g) có thể gây ngộ độc chết người với các triệu chứng phân nhiều, toàn thân yếu, mạch chậm, thân nhiệt hạ.

Theo Tin Tức

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cho trẻ mặc quần kéo khóa, phải cẩn thận (22/6)
 Ói ở trẻ nhỏ - một số nguyên nhân thường gặp (20/6)
 Cho trẻ đi bơi: đề phòng tai bị viêm nhiễm (20/6)
 Hạ sốt cho trẻ: Không chỉ dùng thuốc (20/6)
 Tiêm phòng cúm H1N1: Trẻ em là đối tượng cần ưu tiên (19/6)
 Phòng tránh rôm, nhọt cho trẻ (19/6)
 Trẻ dưới 3 tuổi không nên dùng kem đánh răng (19/6)
 Tăng sức đề kháng bảo vệ bé trong mùa cúm A ( H1N1) (18/6)
 Trẻ đi viện vì cẩn thận quá mức (15/6)
 Không nên cho trẻ ngồi ô tô quá sớm (15/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i