Giáo dục mầm non
   Giáo viên mầm non: Ngày dạy, đêm hồi hộp...
 

 
 Để các bé cùng vui vẻ vừa chơi
      vừa học không phải dễ dàng

Một lần tắt điện thoại

Ngày nào cũng thế, sau thời gian trả trẻ - lúc 16h30 cho đến tối khuya, cô N.T.Ngát (Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục ở quận Bình Thạnh) luôn sống trong tâm trạng phập phồng. Mặc dù, nguyên cả ngày hôm đó, không có chuyện gì xảy ra cho các bé. Trước khi cho các cháu ra về, cô cũng đã kiểm tra kỹ lưỡng tình hình sức khoẻ của các cháu ở từng lớp.
    Chiều tối, mỗi lần nghe điện thoại reng hoặc nghe tiếng chuông cửa là cô thót tim. Luôn ở một thái độ dè chừng, thân thiện để tiếp điện thoại hoặc mở cửa đón khách. Cô chỉ thở phào khi người cần gặp không nhắc đến chuyện trường lớp, không phải là phụ huynh HS.

Chuyện phụ huynh mang con tới bắt đền nhà trường vì những vết xước nhỏ, vì những vết dơ trên người ... đã thành cơm bữa. Nhưng có những lúc, con nóng, con lạnh, con không chịu ngủ, phụ huynh cũng gọi đến trách cô giáo.

Cô giáo Lê Thị Thuỳ Trinh, giáo viên trường mầm non Bán công Sao Mai 13 kể về một đêm "tắt điện thoại" của mình. Bình thường, không khi nào cô tắt điện thoại di động. Nhưng hôm đó, vừa là tối thứ 7, vừa thấy mệt mỏi trong người nên tắt để không bị bạn bè quấy rầy. Sáng hôm sau, khi vừa mở điện thoại, thì nhận được tin nhắn của phụ huynh. Giờ gửi: 0h. Biết có chuyện, cô tức tốc chạy đến. Sáng sớm, nhưng nhà HS rất đông người. Thấy cô giáo, phụ huynh cằn nhằn: "Cô nói cháu chỉ bị trầy xước sơ sơ. Nhưng cháu thì không thể nhấc cánh tay của mình lên được, cứ thế suốt đêm".

 
 Cô Trinh nán lại lớp sửa lại đồ chơi của trẻ.
Xoa dịu tình hình bằng cách an ủi phụ huynh và xin phép vào chơi với cháu bé. Sau một lúc hỏi han, vuốt ve, cô Trinh cùng chạy nhảy, chơi đùa với bé. Một lúc, bé quên hết cơn đau và cô bảo cháu bé đưa tay cao cùng thực hiện một điệu múa. Hai cô trò cùng múa trong ánh mắt ngạc nhiên của các gia đình, dòng họ. Lúc đó, bố mẹ mới biết con mình... nhõng nhẽo.

Với hơn 24 năm trong nghề, trải qua hết những hỉ nộ ái ố của nghề, cô Nguyễn Thị Tố Oanh, trường Mầm Non 14, quận 3 vẫn phải giấu đi những giọt nước mắt trước mặt các học trò mình. Một vị phụ huynh đã bạt tai con mình ngay tại lớp, trước mặt các bạn của cháu bé, vì cậu bé không làm được bài như những bạn khác. Trò không khóc, cô an ủi phụ huynh. Nhưng lại bật khóc khi cậu học trò nhỏ lại rỉ tai: "Con quen rồi cô ơi!". Sẽ là một đêm mất ngủ của cô để tìm cách dạy bé lớn lên không có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với mẹ.

Hồi mới ra trường, cô Oanh cũng đã từng khóc sướt mướt. Trong lớp, 2 cháu bé có "sở thích" cào cấu nhau. Tuy đã biết trước và đặc biệt để mắt đến, nhưng có lúc, cô vẫn không nhanh bằng 2 cháu. Buổi chiều, khi phụ huynh đến đón con, cô đã có giải thích và xin lỗi. Nhưng phụ huynh vẫn sấn lại đòi đánh giáo viên.

Cả nhà giúp mẹ

Không mất ngủ vì học trò thì cũng mất ngủ vì những "trăn trở" của nghề.

Cô Oanh luôn phải suy nghĩ để mỗi tuần thay đổi không khí lớp học một lần. Làm thế nào để những trang trí không lặp lại, không đơn điệu. Không chỉ một mình cô Oanh luôn tìm kiếm, sáng tạo những học cụ, trò chơi mở cho học sinh.

Mà cả ông xã và hai cậu con trai cũng giúp mẹ. Thứ 7, chủ nhật, 2 con trai thường vào trường để đóng lại cho mẹ tấm bảng, tô lại màu trên các đồ dùng học tập của học sinh. Cả nhà cùng vật lộn với một món đồ chơi mà chị Oanh chợt nghĩ ra. Rác của nhà hàng xóm, của công ty ngay bên cạnh trường là những đồ chơi, những vật dụng kích thích trí tưởng tượng của bé. Bởi thế, đi đến đâu, thấy người ta bỏ cái gì, chị Oanh cũng ngắm nghía xem có sử dụng được vào việc gì hay không


Vừa tỉ mẩn khâu lại những con rối bị học sinh phá rách, chị vừa nói: "May mắn của tôi là được đi học một khoá rối nước nên mới nghĩ ra được đưa rối nước vào văn học (một trong những sáng kiến của cô Oanh, đang được áp dụng tại các trường mầm non)".

Đi học khoá rối nước, chị phát hiện ra những hạn chế của rối nước hiện hành: học trò khó có thể điều khiển và một giáo viên chỉ có thể sử dụng được 2 con rối cùng một lúc. Còn những con rối của cô (có tay cầm) thì khắc phục được những hạn chế đó. Bây giờ, chị có thể sử dụng những câu chuyện có 5-7 nhân vật để kể cho HS nghe.

Quên cả chuyện... tình duyên

Bận bịu với công việc sáng tối, cô Trần Bích Liên ở 1 trường mầm non ở Gò Vấp quên cả chuyện... tình duyên.

6h sáng đã phải có mặt ở trường để đón cháu, chiều tối đèn đen đất vẫn chưa về tới nhà; thứ bảy cũng phải đi làm để giữ các cháu do ba mẹ gửi ngoài giờ.

Cô Lê Linh  ở 1 trường mầm non quận 3 tâm sự: “Suốt ngày bận bịu ríu rít với con trẻ. Thành ra, chưa muốn nghĩ tới chuyện chồng con. Lo cho các cháu cũng giống như... con mình rồi.

Cô Thu Trinh dậy lớp mầm ở 1 trường mầm non Gò Vấp tâm tình: "Ban ngày, toàn tiếp xúc với đồng nghiệp nữ và phụ huynh vào lúc đưa đi đón về. Tối về thì lo chuẩn bị cho ngày lên lớp hôm sau. Thứ 7, Chủ nhật cũng ít khi nghỉ. Không có cơ hội để... tìm hiểu một ai đó. Thôi thì... cứ lấy học sinh làm niềm vui".

Có lẽ điều mà nhiều giáo viên lo lắng là... đến tuổi nghề. Muốn làm được cô giáo mầm non, muốn dạy tốt các cháu, cô giáo phải biết hát, biết múa. Nhưng ở cái tuổi 35-40, ít ai hoạt bát, dẻo dai để múa tốt, để cùng chạy chơi cùng các cháu. Ở một vài trường dân lập, một khi không còn những kỹ năng để đứng lớp ở trường mầm non, các cô giáo được chuyển sang làm quản lý hay bảo mẫu.

Tuy nhiên Nguyễn Thị Kim Thanh - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD-ĐT TP.HCM), cho biết, có một số hiệu trưởng cũng có lo lắng về tình trạng trên nhưng trên nhưng thực tế, chủ trương của Sở là càng khuyến khích những cô lớn tuổi bởi càng già càng có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ.

Tâm tư

Yếu tố cũng khá quan trọng gây trở ngại cho giáo viên mầm non là áp lực công việc thì nhiều nhưng đời sống của giáo viên mầm non lại… rất khó khăn.  Theo cô Lê Hà - Giáo viên trường mầm non ở quận 1, em gắn bó với nghề do lòng yêu trẻ chứ với mức thu nhập chưa nổi 1 triệu đồng đi làm từ sáng sớm đến tối mới về thì quả là chưa xứng đánh với công sức mình bỏ ra. Giáo viên cấp 2, 3 thì chỉ phải lên lớp dạy có 1 buổi còn tụi em dạy học, ăn và ở cùng với các cháu cả ngày. Thậm chí, buổi trưa cũng không được ngủ và phải “canh” cho các cháu ngủ”:

 
 GVMN luôn phải sáng tạo những trò chơi mới để kích thích các cháu học tập, vui chơi.

Hai mươi bốn năm trong nghề, nhưng lương của cô Tố Oanh chỉ đủ để tiêu vặt và phụ làm học cụ cho học sinh. Nếu không được nhà trường hỗ trợ, chắc cũng không đủ tiền để mua một món đồ chơi như hiện nay. Chị chia sẻ: "Làm cô giáo, nhất là cô giáo mầm non thì phải nghèo. Nhưng bù lại, chúng tôi cười suốt ngày. Các em vui lắm, dễ thương lắm. Có nhiều phụ huynh và học sinh cả mấy chục năm sau vẫn nhớ đến mình".
                                                                                                        

Cùng quan điểm này, cô Trúc Bạch giáo viên mầm non ở Gò Vấp tâm cũng cho rằng đi làm nghề này do yêu thích công việc chứ nghĩ đến đồng lương là mình nhận được thì.. chán lắm. Cô Trúc Bạch nhẩm tính, lương mới ra trường chỉ có vài trăm đồng, cộng thêm vài trăm tiền ăn trưa và tiền làm ngòai giờ. Vậy mà thời gian dành cho các cháu từ sáng đến xế chiều, không có thời gian làm thêm, nếu không có sự trợ giúp của gia đình thì cũng khó có thể vượt qua những lúc khó khăn. 

Vietnamnet


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chuẩn bị cẩn thận khi xóa trường mầm non bán công (8/12)
 Xin hãy làm giáo viên mầm non 1 ngày... (5/12)
 Kinh phí nhà nước sẽ cấp trực tiếp cho học sinh (4/12)
 Hội thảo đóng góp ý kiến thực hiện luật giáo dục sửa đổi và Nghị Quyết 05/2005 NQ-CP (3/12)
 Hội thảo sơ kết 3 năm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng làm quen văn học và chữ viết” (2/12)
 Mầm non Tư thục Hạnh Phúc: Phấn đấu xây dựng mô hình trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. (1/12)
 Website mầm non khai trương hệ thống Radio trực tuyến (22/11)
 6 giáo viên mầm non đạt giải thưởng Võ Trường Toản. (22/11)
 TPHCM: Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (18/11)
 Hôi thi sinh viên mầm non: Vì trái tim trẻ thơ(tt) (16/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i